"Hội xuân" với những nghi lễ, nét đẹp đầu năm mới

06:51 | 04/01/2023

“Hội xuân” là chủ đề của chuỗi các hoạt động diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong suốt tháng 1/2023 nhằm giới thiệu không khí đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc.
Lễ hội khai ấn đền Trần được tổ chức trở lại vào xuân Quý Mão 2023 Lễ hội khai ấn đền Trần được tổ chức trở lại vào xuân Quý Mão 2023
Sau 3 năm tạm dừng các hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, Lễ hội khai ấn đền Trần (tỉnh Nam Định) sẽ được tổ chức trở lại vào dịp Xuân Quý Mão 2023, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của các tầng lớp nhân dân.
Nét đẹp văn hóa Việt Nam giữa miền đất Phật Nét đẹp văn hóa Việt Nam giữa miền đất Phật
Sau ba ngày diễn ra với các hoạt động sôi động và nhiều ý nghĩa, Ngày Việt Nam tại Ấn Độ 2022 đã khép lại, để lại nhiều dư âm, ấn tượng tốt đẹp, khó quên trong lòng các đại biểu, quan khách, bạn bè Ấn Độ…

Qua đó, du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết vui xuân đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa dịp năm mới 2023.

Chú thích ảnh
Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính dân tộc Tày, Nùng biểu diễn các tiết mục đặc sắc, ấn tượng tại Lễ ra mắt tỉnh Đắk Lắk . Ảnh minh họa: Hoài Thu/TTXVN

Hoạt động điểm nhấn của “Hội xuân” là chương trình giới thiệu Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” và khúc hát ngày Xuân với các điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, sản vật truyền thống, những món ăn ngày xuân.

Hát Then không chỉ là loại hình văn hoá, văn nghệ đặc sắc mà còn gắn với đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái. Hát Then luôn có sức sống mãnh liệt trong đời sống nhân dân, là niềm tự hào đối với người dân tộc Tày, Nùng, Thái. Đến thăm bản làng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái du khách có đều được nghe tiếng đàn tính, câu Then của đồng bào hòa trong vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc, quyện trong tiếng gió, tiếng xào xạc của lá rừng…Ngày 13/12/2019, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại…

Thời gian này, đồng bào ở các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer đều tiến hành trang trí không gian đón Tết. Bên trong nhà, đồng bào bày trí mâm ngũ quả, cành đào; treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và trang trí không gian nhà theo đúng phong tục ngày Tết của các dân tộc. Cổng cũng được trang hoàng rất độc đáo, có không gian tổ chức trò chơi dân gian, khu tiểu cảnh điểm nhấn để du khách chụp hình. Đặc biệt làm nổi bật không khí đón mừng năm mới của các làng dân tộc Tây Bắc (dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú), đồng bào tăng cường các loại cây hoa, màu xanh của bản làng ngày xuân.

Ban Quản lý và các nhóm đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung” tổ chức “Bữa cơm đoàn viên” tại Làng, cũng chính là hoạt động tăng thêm sự gắn kết, sẻ chia quan tâm với đồng bào các dân tộc.

Chương trình giao lưu văn nghệ “Vui Tết Quý Mão, đón Xuân an lành” sẽ diễn ra tại Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II. Đồng bào sẽ thể hiện các ca khúc về mùa xuân về; giới thiệu âm nhạc dân gian, các điệu múa, xoè, dân ca ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước. Đồng bào cũng giới thiệu một số món ăn, loại bánh truyền thống khi mùa xuân về cùng các trò chơi như đi cà kheo, đánh cù, đánh yến...

Hoạt động chúc phúc đầu năm mới và “Bát hội đầu xuân” sẽ diễn ra tại chùa Khmer, chùa Pháp Ấn do Đại đức trụ trì chùa Khmer, các nhà sư tụng kinh chúc phúc cầu an cho phật tử, du khách dịp đầu năm mới; dâng hương cầu mong mưa thuận gió hòa, sức khỏe, bình an, hạnh phúc…

Vào những ngày cuối tuần, nhóm các nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng sẽ thể hiện các phong tục chúc Tết theo truyền thống và mang đậm sắc màu dân tộc vùng miền, nhất là từ mùng 1 Tết đến ngày 15 tháng Giêng. Cùng với đó là chương trình du lịch homestay, tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm phong tục đón Tết truyền thống tại nhà Mường, Tày và một số nhà dân tộc khác.

Hà Nội tôn vinh nét đẹp áo dài Hà Nội tôn vinh nét đẹp áo dài
Ngày 2/12, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 đã khai mạc với chương trình nghệ thuật và trình diễn áo dài đặc sắc. Đây là dịp đưa hình ảnh chiếc áo dài từ “đại sứ văn hóa” dần trở thành “đại sứ du lịch” và là một sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội, Việt Nam.
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, xây dựng những điểm sáng nơi biên cương Vun đắp mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, xây dựng những điểm sáng nơi biên cương
Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Lào tin tưởng các Trưởng bản của hai nước sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, nhân rộng mô hình kết nghĩa bản - bản, cùng nhau xây dựng khu vực biên giới hai bên trở thành thôn bản văn hóa tiêu biểu, những điểm sáng nơi biên cương Tổ quốc. Qua đó, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân khu vực biên giới hai bên; đồng thời vun đắp cho mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp của hai nước.

Theo Thanh Giang/TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hoi-xuan-voi-nhung-nghi-le-net-dep-dau-nam-moi-180757.html

In bài viết