Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền chính sách, pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

10:53 | 24/11/2022

Chiều 23/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền chính sách, pháp luật cho công chức, viên chức các sở Thông tin và Truyền thông và phóng viên, biên tập viên báo, đài Trung ương và địa phương để triển khai Dự án 6-Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Gia Lai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hơn 200 học viên về dân tộc, tôn giáo Gia Lai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hơn 200 học viên về dân tộc, tôn giáo
Cần Thơ phê duyệt dự án nâng cao năng lực cho trẻ em và thanh thiếu niên LGBTI+ tại Việt Nam Cần Thơ phê duyệt dự án nâng cao năng lực cho trẻ em và thanh thiếu niên LGBTI+ tại Việt Nam

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Hồ Hồng Hải cho biết, ngày 28.7.2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền chính sách, pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: Hải Doan).

Để đồng bộ cũng như kịp thời triển khai thực hiện Quyết định này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững và hạn chế tái nghèo.

Tại Hội nghị, các ý kiến thảo luận tại hội nghị cũng đánh giá: Thời gian qua, với sự quan tâm đặc biệt và nguồn lực đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước, kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển mới, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được nâng lên.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1789/QĐ-BTTTT ngày 26/9/2022 về Kế hoạch Tập huấn nâng cao nâng kỹ năng tuyên truyền về chính sách pháp luật cho công chức, viên chức các Sở Thông tin và truyền thông, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương về triển khai Đề án 6 là 1 Tiểu dự án trong Dự án giảm nghèo thuộc chương trình quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tạo dựng “ngọn cờ” tiến tới lập “tổ chức chính trị đối lập”, nhất là ở địa bàn chiến lược, đã được Đảng và Nhà nước ta nhận diện rõ và có giải pháp hữu hiệu đấu tranh vô hiệu hóa.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Một số vấn đề bức xúc về đời sống của đồng bào chưa được giải quyết thấu đáo; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, thoát nghèo chưa bền vững; khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, văn hóa, giáo dục còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực thấp; hệ thống chính trị một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tình trạng chặt phá rừng, tranh chấp đất đai, buôn bán người, buôn bán ma túy... còn diễn biến phức tạp; các yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định an ninh, trật tự chưa được xử lý triệt để, có thể tiếp tục phát sinh điểm nóng mới.

Trong thời gian tới, các yếu tố nêu trên có thể tác động tiêu cực đến tư tưởng của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đây là điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng gia tăng hoạt động chống phá cách mạng nước ta.

Hơn nữa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Phạm Trí Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Ủy ban Dân tộc cho biết, sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, khoảng cách phát triển, chênh lệch mức sống giữa các dân tộc thiểu số, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số và giữa các vùng miền vẫn có xu hướng ngày càng tăng lên.

Ông Phạm Trí Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Ủy ban Dân tộc trình bày báo cáo chuyên đề
Ông Phạm Trí Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Ủy ban Dân tộc trình bày báo cáo chuyên đề (Ảnh: Hải Doan).

Trong 53 dân tộc thiểu số hiện nay, có 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù. Do đó, khắc phục sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền chính sách, pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Hải Doan).

Tại Hội nghị này, Ban Tổ chức mời các giảng viên nhằm cung cấp cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên hai nội dung chính gồm: Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc trong tình hình mới; và kỹ năng viết bài, thông tin tuyên truyền về vùng đồng bào dân tộc, miền núi.

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho ngư dân khai thác thủy sản trên vùng biển Tây Nam Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho ngư dân khai thác thủy sản trên vùng biển Tây Nam
Từ ngày 7 đến 16/11, hơn 500 ngư dân đang khai thác thủy sản trên vùng biển Tây Nam đã được tuyên truyền, phổ biến về kiến thức pháp luật.
Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục đồng bào dân tộc thiểu số Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày 19/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam hiện nay".

Hải Doan

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tap-huan-nang-cao-ky-nang-tuyen-truyen-chinh-sach-phap-luat-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-178963.html

In bài viết