Giáo dục ở huyện nghèo khởi sắc từ nguồn xã hội hóa

17:24 | 19/10/2022

Từ nguồn xã hội hóa trong những năm qua huyện nghèo biên giới Mường Nhé (Điện Biên) đã có hàng trăm phòng học, các công trình phụ trợ được xây dựng, góp phần đáp ứng yêu cầu dạy và học trên địa bàn.
Tăng cường hợp tác trong việc giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam Tăng cường hợp tác trong việc giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam
Ngày 13/10, tại Hà Nội, Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức buổi tiếp đón các chuyên gia Nga sang Việt Nam làm việc và giảng dạy theo khuôn khổ dự án “Giáo viên Nga ở nước ngoài”.
Bình Phước tăng cường bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng Bình Phước tăng cường bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng
Mới đây, Bình Phước đã tổ chức diễn “Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng” đưa ra nhiều giải pháp thiết thực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Một lớp học kiên cố thay cho phòng học tạm bợ là mơ ước và niềm khao khát đã từ nhiều năm nay của cô và trò điểm trường Tá Miếu thuộc Trường Mầm non và Tiểu học Sín Thầu huyện Mường Nhé với mong muốn giản đơn là được thuận lợi hơn cho việc gieo chữ nơi vùng cao biên giới. Thấu hiểu và biết được những khó khăn của cô - trò nơi đây Quỹ hy vọng - Báo VnExpress và các đơn vị đối tác đồng hành đã tổ chức tài trợ hơn 2,3 tỷ đổng để xây dựng cơ sở vật chất dạy học cho cô và trò tại điểm trường Tá Miếu.

Giáo dục ở huyện nghèo khởi sắc từ nguồn xã hội hóa
Điểm trường Mầm non và tiểu học Tá Miếu đã khang trang sách đẹp, cô trò yên tâm học tập

Cô Lỳ Gò Mé, giáo viênTrường Mần non xã Sín thầu vui mừng và phấn khởi chia sẻ: Bao nhiêu năm phải dạy học trong lớp học tranh tre tạm bợ, nếu thời tiết thuận lợi thì việc dạy và học được yên ổn còn gặp phải những hôm trời mưa cả cô và trò phải gắng tìm chỗ khô dáo để học, vất vả vô cùng. Nhưng nay được Quỹ Hy vọng - Báo VnExpress tài trợ và xậy dựng cho điểm trường tá Miếu những lớp học và công trình phụ trợ như: Bếp, nhà vệ sinh, sân chơi .v.v. kiên cố, vững chắc. Đây là điều mà các thế hệ các cháu học sinh, thầy cô và người đồng bào nghèo nơi Ngã ba biên giới mơ ước từ nhiều năm nay giờ đã thành hiện thực.

Giáo dục ở huyện nghèo khởi sắc từ nguồn xã hội hóa
Không còn cảnh lớp học tạm bợ mà cô và trò đã được học tập trong những phòng kiên cố và đây đủ đồ dùng học tập

Nằm ở cực Tây của Tổ quốc và nơi ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, Sín Thầu là một trong những xã khó khăn của huyện nghèo Mường Nhé, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục vô cùng khó khăn và thiếu thốn. Tuy nhiên, đó chỉ là những khó khăn của nhiều năm về trước, bằng đầu tư của Đảng và Nhà nước cùng với nguồn xã hội hóa giáo dục và kêu gọi tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, những năm gần đây xã Sín Thầu đã được đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho sự phát triển giáo dục.

Đến thời điểm hiện tại xã đã không còn những phòng học tạm, có nhiều điểm trường được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn; đáp ứng yêu cầu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, từ đó góp phần để Sín Thầu đạt chuẩn nông thôn mới. Ông Pờ Chinh Phạ, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu chia sẻ.

Giáo dục huyện nghèo khởi sắc từ nguồn xã hội hóa
Giáo dục đang góp phân làm thay đổi mảnh đất nơi ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc

Do đặc thù của huyện miền núi, biên giới đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao; nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế. Song trong thời gian qua huyện Mường Nhé đã tích cực, chủ động trong việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và vận động tài trợ để phục vụ cho việc phát triển giáo dục. Huyện đã linh hoạt vận dụng thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục phù hợp, hiệu quả để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học. Thông qua sự kết nối, kêu gọi của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như của ngành Giáo dục và Ðào tạo, thời gian qua đã có nhiều trường, điểm trường trên địa bàn được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa và sự tài trợ các cá nhân, tổ chức tài trợ.

Giáo dục ở huyện nghèo khởi sắc từ nguồn xã hội hóa
Trong những năm huyện Mường Nhé đã có nhiều tổ chức, tập thể, cá nhân tài trợ, ủng hộ xây dựng kiên cố thay cho lớp học tạm

Ông Phạm Thiết Chùy, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé cho biết: Theo thống kê tính từ năm 2015 đến nay, huyện Mường Nhé đã huy động được hơn gần 70 tỷ đồng cho việc xây dựng trường, lớp học, xóa nhà tranh tre, nứa lá; tặng đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng học tập cho học sinh, giáo viên, thiết bị dạy học cho các đơn vị trường, hỗ trợ bữa ăn tại các điểm trường cho học sinh không thuộc diện hưởng chế độ bán trú của Nhà nước.

Từ chỗ khó khăn về cơ sở vật chất: trường, lớp học đã xuống cấp; các phòng làm việc, phòng bộ môn, nhà ở nội trú, nhà bếp, nhà vệ sinh, sân trường, tường rào của các trường còn thiếu nhiều. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Phòng GD&ĐT huyện đã cùng chính quyền địa phương kết nối, kêu gọi các nhà từ thiện, tổ chức, cá nhân cùng với nhân dân hỗ trợ, đầu tư kinh phí, ngày công lao động nên các trường, lớp học đã được kiên cố hóa. Năm học 2022-2023 Phòng GD&ĐT huyện đã tham mưu cho UBND huyện tiếp tục vận động các nguồn lực nhằm nỗ lực trong việc xóa phòng học tạm, bổ sung trang thiết bị cho các cơ sở giáo giục trên địa bàn, nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo dục ở huyện nghèo khởi sắc từ nguồn xã hội hóa
Cơ sở vật chất khang trang đã góp phân đáng kể vào việc huy động học sinh ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện nghèo Mường Nhé

Ông Nguyễn Văn Hưng, chủ tịch UBND huyện Mường Nhé nói. “Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự qua tâm hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, những nhà hảo tâm đối với sự nghiệp giáo dục vùng cao, công tác xã hội hóa giáo giục của huyện biên giới Mường Nhé đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay phòng, lớp học từ trường trung tâm đến các điểm bản đã được kiên cố hóa, tạo cơ sở, động lực để thầy và trò thi đua dạy tốt - học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương”.

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Lào Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Lào
Ngày 29/9, tại Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa DCND Lào) đã diễn ra Triển lãm giáo dục đại học Việt Nam. Đây là sự kiện giáo dục được tổ chức trong năm đoàn kết hữu nghị chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước.
Mở rộng hợp tác giáo dục, văn hóa, giao lưu nhân dân giữa Hà Nội và Rumani Mở rộng hợp tác giáo dục, văn hóa, giao lưu nhân dân giữa Hà Nội và Rumani
Ngày 17/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã tiếp Đoàn công tác của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Rumani do ông Eugen Neata - Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị dẫn đầu tới thăm và làm việc.

Duy Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/giao-duc-o-huyen-ngheo-khoi-sac-tu-nguon-xa-hoi-hoa-177068.html

In bài viết