Chùa Linh Ứng - Chốn bình yên giữa lòng Đà Nẵng

14:44 | 26/09/2022

Là điểm đến tâm linh tại Đà Nẵng, chùa Linh Ứng nổi tiếng với văn hóa tâm linh tôn nghiêm, kèm theo đó là vẻ đẹp của non nước hữu tình khiến du khách siêu lòng mỗi dịp ghé thăm.
Đà Nẵng quảng bá du lịch tại Nhật Bản Đà Nẵng quảng bá du lịch tại Nhật Bản
Ngày 21/9, tại thành phố Kisarazu, tỉnh Chiba (Nhật Bản), Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã phối hợp Tập đoàn Mikazuki tổ chức chương trình giới thiệu tiềm năng du lịch Đà Nẵng.
Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào
Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III với chủ đề "Thắm tình hữu nghị - Hướng tới tương lai" sẽ diễn ra từ ngày 1-3/10 tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) với nhiều hoạt động đặc sắc.

(Nguồn video: Youtube - Tâm Nguyệt)

Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt, Sơn Trà, Đà Nẵng là một trong ba ngôi chùa cùng mang tên Linh Ứng ở Đà Nẵng. Không rõ là do vô tình hay do chữ duyên mà cả ba ngôi chùa đều được tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng, tạo thành một "tam giác" linh thiêng trong thành phố. Đó là chùa Linh Ứng Non Nước, nằm trên hòn Thủy sơn của một trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn; chùa Linh Ứng Bà Nà nằm trên chót vót núi cao của địa danh nghỉ mát "Đà Lạt của miền Trung" và chùa Linh ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, nằm lưng chừng núi - bán đảo Sơn Trà. Trong đó, chùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa to nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km. Đây là ngôi chùa sở hữu khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bậc nhất mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Đà Nẵng. Ngôi chùa tựa lưng vào bán đảo, hướng về phía biển Đông, xung quanh là đảo Cù Lao Chàm, xa xa là cảnh đẹp tuyệt vời của đèo Hải Vân.

Theo lời của những người dân bán đảo Sơn Trà nơi đây kể lại rằng, vào thời vua Minh Mạng (thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19) có một pho tượng Phật không biết trôi dạt từ đâu về tới bãi cát nơi này. Người dân Sơn Trà cho đây là điềm lành, họ cùng nhau lập nên nam thờ tự. Từ đó trở đi, cả vùng này sóng yên biển lặng, người dân chài làm ăn yên ổn trong suốt một thời gian dài. Cũng từ đó, khu bãi cát mà pho tượng Phật kia trôi dạt về được gọi với cái tên Bãi Bụt (nghĩa là Cõi Phật giữa chốn trần gian). Và cũng chính là nơi xây dựng lên ngôi chùa Linh Ứng mà chúng ta đang thấy ngày nay.

Chùa Linh Ứng - Chốn bình yên giữa lòng Đà Nẵng
Toàn cảnh chùa Linh Ứng Bãi Bụt nhìn từ trên cao (Ảnh: Google Art&Culture).

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được đặt viên đá táng đầu tiên vào ngày 19/6/2004 âm lịch, sau 6 năm xây dựng ngày 30/7/2010 (nhằm ngày 19/6 năm Canh Dần) thì chính thức khánh thành. Đến nay, chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục mới.

Công trình kiến trúc này sử dụng loại ngói âm dương diềm hoa mai có kích thước 27 cặp/m2. Đây là loại ngói phổ biến cho chùa và các công trình kiến trúc Phật giáo. Các thiết kế và kiểu dáng loại ngói này cũng được chau chuốt và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Từ đó càng làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho ngôi chùa Linh Ứng.

Điện chính ngôi chùa này có sức chứa vô cùng lớn, chính là nơi trang nghiêm và thanh tịnh. Chính giữa khuôn viên là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mô Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát đặt bên phải. Bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo quy luật nhất định, biểu tượng cho sự bảo vệ chính điện.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt không chỉ được xem là một công trình mang đậm dấu ấn phát triển của nền Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 21 mà còn là địa điểm hội tụ của các nguồn linh khí từ đất, trời và lòng người.

Những cảnh đẹp tại Chùa Linh Ứng Bãi Bụt du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm:

Tượng 18 vị La Hán

Bước qua cánh cửa Tam Quan chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh 18 vị La Hán được sắp xếp thành 2 hàng bên lối dẫn vào chính điện. Mỗi vị là một hiện thân của những cung bậc cảm xúc khác nhau "hỉ, nộ, ái, ố" của con người.

Chùa Linh Ứng - Chốn bình yên giữa lòng Đà Nẵng
Bước qua cánh cửa Tam Quan chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh 18 vị La Hán (Ảnh sưu tầm).

Chánh Điện

Ngôi Chánh điện mang kiến trúc hiện đại kết hợp với kiến trúc truyền thống của chùa Việt Nam là ngói mái uốn cong có hình rồng, những cột trụ to, vững chắc bao quanh bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo. Chính giữa thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát.cả 3 pho tượng đều được làm bằng đồng.

Thánh tượng Bồ Tát Quan Thế Âm

Đây cũng là điểm nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc này, tượng cao 67m, với đường kính tòa sen 35 mét. Đây là pho tượng Quán Thế Âm được xem là cao nhất Đông Nam Á do UNESCO công nhận. Tượng đứng tựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa.

Tượng Phật Quan Âm cao nhất tại nước ta hiện nay.
Tượng Phật Quan Âm cao nhất tại nước ta hiện nay (Ảnh sưu tầm).

Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng thờ 21 đức Phật với hình dáng, vẻ mặt và tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”, trên mũ tượng Quan Âm có tượng Phật tổ cao 2m.

Tháp Xá Lợi

Tháp Xá Lợi có tầm nhìn ra biển thoáng đãng nhất. Tháp cao 9 tầng với một pho tượng Phật khổng lồ nằm ở phía trước cùng hàng loạt các tượng La Hán nhỏ xung quanh bảo vệ giấc ngủ thiên thu cho Phật.

Đà Nẵng tiếp nhận các dự án do Quỹ Abilis (Phần Lan) và World Vision International tài trợ Đà Nẵng tiếp nhận các dự án do Quỹ Abilis (Phần Lan) và World Vision International tài trợ
Đà Nẵng và Sekong (Lào) tăng cường hợp tác về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực Đà Nẵng và Sekong (Lào) tăng cường hợp tác về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực

Hạnh Trần (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chua-linh-ung-chon-binh-yen-giua-long-da-nang-175988.html

In bài viết