Ươm mầm hữu nghị Việt Nam - Campuchia

14:00 | 29/08/2022

"Ươm mầm hữu nghị" là tên gọi phong trào do Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia phát động. Tên gọi đó đồng thời gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng vào thế hệ trẻ - những “mầm ươm” hữu nghị sẽ là lực lượng quan trọng góp phần phát triển quan hệ Việt Nam - Campuchia trong tương lai.
Học giả Campuchia nhận định về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Campuchia Học giả Campuchia nhận định về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Campuchia
Trang chủ của Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC) ngày 28/8 đăng tải bài viết chuyên sâu về Việt Nam, Campuchia và lịch sử quan hệ hữu nghị giữa hai nước trong suốt chiều dài lịch sử hơn 3/4 thế kỷ qua dưới tiêu đề "Campuchia - Việt Nam sau ách đô hộ của ngoại bang" của học giả Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông thuộc Viện Quan hệ Quốc tế (RAC).
Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam chúc mừng Quốc khánh Việt Nam Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam chúc mừng Quốc khánh Việt Nam
Trong thư, bà Men Sam An chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong 77 năm xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Gắn bó như ruột thịt

Cách đây gần 10 năm, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập ngoại giao giữa hai nước (24/6/1967 - 24/6/2012), tháng 2/2012, Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia, với sự đồng thuận của Đại sứ quán Vương quốc Campuchia tại Việt Nam, đã phát động phong trào đỡ đầu lưu học sinh Campuchia ở Việt Nam mang tên “Ươm mầm hữu nghị”.

Tham gia phong trào, các cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia hoặc những cán bộ Việt Nam từng có thời gian công tác ở Campuchia sẽ nhận đỡ đầu các lưu học sinh Campuchia. Đến nay, đã có gần 500 lưu học sinh Campuchia được các gia đình Việt Nam ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước nhận đỡ đầu.

Hea Rin hiện đang là sinh viên năm thứ tư Học viện Quân y chuyên ngành dược. Em được bà Yos Bopha (người gốc Campuchia, lấy chồng Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Hà Đông, Hà Nội) nhận làm con đỡ đầu.

“Thời gian đầu mới sang Việt Nam, tôi gặp rất nhiều khó khăn…Tuy nhiên, tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên của thầy cô, bạn bè, đặc biệt là bố mẹ đỡ đầu. Bố mẹ đưa tôi tham quan những danh thắng nổi tiếng, giới thiệu cho những tôi những nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam, cho chúng tôi tham gia các hoạt động của hội hữu nghị. Khi tôi gặp khó khăn trong việc học hành, sinh hoạt hằng ngày, bố mẹ luôn giúp đỡ, động viên, hỗ trợ cả về tinh thần và vật chất”, Hea Rin kể.

Ươm mầm hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Ông Nguyễn Văn Thông (thứ tư, từ phải sang) cùng với Tham tán Op Sophi, phu nhân và 6 con nuôi Campuchia tham quan Phủ Thành Chương, Sóc Sơn, Hà Nội (Ảnh: Văn Thông).

Từ phong trào “Ươm mầm hữu nghị”, ông Nguyễn Văn Thông, Hội hữu nghị Việt Nam -Campuchia đã nhận 8 con nuôi Campuchia.

“Có tình cảm sâu nặng với đất nước, nhân dân Campuchia nên tôi và gia đình đã rất tích cực hưởng ứng phong trào nhận đỡ đầu lưu học sinh Campuchia. Do lợi thế biết tiếng Khmer và ở chiến trường Campuchia nhiều năm, hiểu văn hóa Campuchia… nên tôi dễ hoà nhập với các con, coi các con như con ruột của mình”, ông Thông nói.

Hiện các con đỡ đầu của ông Thông đều đã tốt nghiệp về Campuchia và có việc làm ổn định. "Tôi và các con vẫn thường xuyên liên lạc. Có tin vui, tin buồn gì, các con lại gọi điện hoặc nhắn tin thông báo, còn mời vợ chồng tôi sang Phnompenh thăm gia đình các con bên đó", ông Thông kể.

Vun đắp tình hữu nghị

Ông Vũ Vương Việt, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia cho biết, việc nhận đỡ đầu lưu học sinh Campuchia không chỉ giúp các em vơi đi nỗi nhớ nhà để tập trung học tập, nghiên cứu mà còn góp phần vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước.

“Tốt nghiệp trở về quê hương, trực tiếp tham gia xây dựng đất nước, các cháu sẽ mãi mang trong mình những kỷ niệm tốt đẹp tại Việt Nam và các cháu sẽ là cầu nối vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Campuchia rất hoan nghênh và đã đề nghị nhân rộng phong trào này”, ông Việt nói.

Thực tế triển khai cho thấy, hoạt động Ươm mầm hữu nghị đã góp phần tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa gia đình đỡ đầu với các em lưu học sinh Campuchia. Các em lưu học sinh Campuchia tham gia đỡ đầu có cơ hội để thực tập tiếng Việt, có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu đời sống, con người văn hóa Việt Nam, từ đó hòa nhập và tự tin hơn trong cuộc sống và học tập tại Việt Nam cũng như có tình cảm gắn bó, thân thiết hơn với Việt Nam. Các em sau khi về nước đa số đều giữ mối liên hệ tốt với các gia đình nhận đỡ đầu; thường xuyên thông báo những việc quan trọng trong cuộc sống và công việc, hỏi thăm tình hình của gia đình Việt Nam. Nhiều em mời gia đình đỡ đầu sang thăm Campuchia.

Phát biểu tại buổi gặp mặt lưu học sinh Campuchia trong chương trình “Ươm mầm hữu nghị” nhân kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Campuchia diễn ra hồi tháng 4/2022, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth đã đánh giá cao chương trình “Ươm mầm hữu nghị”. Theo Đại sứ, chương trình thể hiện tinh thần tương thân, tương ái và tình cảm giữa hai nước Campuchia - Việt Nam.
Tiếp tục tôn tạo Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia Tiếp tục tôn tạo Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Ngày 23/8, tại TPHCM, Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tổ chức Kỳ họp thứ V phối hợp tu bổ, tôn tạo Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
Giao lưu văn hóa bắc cầu hữu nghị Việt Nam – Campuchia Giao lưu văn hóa bắc cầu hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Văn hóa nghệ thuật là một trong những cầu nối quan hệ ngoại giao và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia. Trong những năm qua các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia đã được tổ chức thường xuyên, giúp nhân dân hai nước chia sẻ những điểm tương đồng, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ sở hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/uom-mam-huu-nghi-viet-nam-campuchia-174799.html

In bài viết