Tận dụng EVFTA: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trưởng gần 15%

09:01 | 09/08/2022

Đây là lời khẳng định của ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại buổi tọa đàm "Tận dụng EVFTA để xây dựng thương hiệu ngành hàng" nhằm đánh giá việc thực hiện Hiệp định EVFTA sau 2 năm có hiệu lực.
7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã vượt 200 tỷ USD 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã vượt 200 tỷ USD
Theo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 7 tháng năm 2022 của Bộ Công Thương, tính chung 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu (XK) đã vượt 200 tỷ USD (đạt 216,35 tỷ USD) và tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ 4 được xuất khẩu tổ yến theo đường chính ngạch vào Trung Quốc Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ 4 được xuất khẩu tổ yến theo đường chính ngạch vào Trung Quốc
Việt Nam đang tiến hành đàm phán để xuất khẩu chính ngạch yến sào sang Trung Quốc.

Theo ông Trần Thanh Hải, sau 2 năm thực hiện Hiệp định, phần lớn các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU đều có mức tăng trưởng rất cao, đặc biệt là với các nhóm hàng như sắt thép, mức tăng trưởng lên đến 200% hoặc nhóm cà phê tăng 75,2%, hạt tiêu tăng trưởng 55,8%.

Với các nhóm hàng truyền thống như dệt may, gia dày, đồ gỗ , Việt Nam đã xuất khẩu đạt mức tăng trưởng từ khoảng 10-15%.

Về nông nghiệp, thủy sản, rau quả và gạo là những mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu lớn vào thị trường EU thời gian qua. Đây cũng là những ngành có tỉ lệ tận dụng quy tắc xuất xứ về chứng nhận xuất xứ EUR.1 rất cao, riêng mặt hàng gạo tỉ lệ này là 100%.

Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), cho biết EU từng là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam, nhưng sau đó bị rơi xuống đứng thứ 4, sau Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Xuất khẩu cá tra, tôm và các loại hải sản khác vào EU liên tục bị sụt giảm nhưng từ khi EVFTA có hiệu lực thì nhóm thủy sản chủ lực đều đã được "vực dậy".

(Ảnh: TCTS).
Nhóm mặt hàng thủy sản chính đều được hưởng lợi khi EVFTA có hiệu lực (Ảnh: TCTS).

Đánh giá về việc tận dụng cơ hội từ EVFTA trong 2 năm vừa qua, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, EU là một thị trường khó tính nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn đáp ứng được những yêu cầu cao để đưa sản phẩm vào thị trường. Điều này cho thấy tư duy của doanh nghiệp đã thay đổi, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã định hướng thị trường và mặt hàng tốt hơn.

Cuối buổi tọa đàm, các chuyên gia, diễn giả tham gia đều có chung nhận định rằng các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần tiếp tục tận dụng tối đa các lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước EU. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tập huấn nâng cao hiểu biết về các quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường EU… Cùng với đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin thị trường, văn hóa và thị hiếu của người tiêu dùng để đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe.

Bước tiến lớn đưa trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ Bước tiến lớn đưa trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã triển khai Đề án đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài từ đầu năm 2022.
Hoàn tất thủ tục để xuất khẩu chanh leo Việt Nam sang Trung Quốc Hoàn tất thủ tục để xuất khẩu chanh leo Việt Nam sang Trung Quốc
Sau vải thiều, nhãn, dưa hấu, thanh long, chôm chôm, chuối, mít, xoài, măng cụt... thì chanh leo là mặt hàng nông sản tiếp theo được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Hồng Vân (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tan-dung-evfta-kim-ngach-xuat-khau-cua-viet-nam-sang-eu-tang-truong-gan-15-173538.html

In bài viết