Cảnh giác với các tội phạm làm giả giấy tờ

14:43 | 18/07/2022

Tội phạm làm giả các loại giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước ngày càng hoạt động tinh vi. Trước thực trạng trên, Công an thành phố Hà Nội đã đấu tranh mạnh mẽ với loại tội phạm này, phát hiện và cảnh báo thêm nhiều thủ đoạn mới để người dân cảnh giác.
Cảnh giác với thủ đoạn dùng con dấu, tài liệu giả để lừa doanh nghiệp Cảnh giác với thủ đoạn dùng con dấu, tài liệu giả để lừa doanh nghiệp
Ngày 22/6, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về vụ việc sử dụng con dấu, tài liệu giả của Thủ tướng Chính phủ.
Doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác với một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế Doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác với một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế
Gần đây, mặc dù các cơ quan trong nước, các CQĐD và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài liên tục cảnh báo, hiện tượng doanh nghiệp ta bị lừa đảo hoặc vướng vào tranh chấp - có chiều hướng gia tăng. Điều này không chỉ gây tổn thất trực tiếp cho doanh nghiệp ta mà còn ảnh hưởng đến lòng tin kinh doanh và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác.

Giữa tháng 3/2022, một ngân hàng trên địa bàn huyện Thanh Trì đã trình báo về việc phát hiện chiếc ví của khách bị bỏ quên tại quầy giao dịch. Bên trong chứa một số giấy tờ tùy thân đứng tên nhiều người khác nhau nhưng đều dán ảnh của một người. Từ đây, cơ quan công an đã khám phá đường dây làm giả giấy tờ cơ quan nhà nước liên quan đến Vũ Đức Tính ở tỉnh Hòa Bình.

Hơn 100 mẫu con dấu cùng hàng ngàn các loại giấy tờ, chứng từ được các đối tượng làm giả.
Các mẫu con dấu cùng hàng ngàn loại giấy tờ, chứng từ được các đối tượng làm giả trong một vụ án (Ảnh: Báo Công lý).

Tính khai nhận quen biết với Dương Gia Hà (ở tỉnh Hà Giang) từ cuối năm 2020 và được rủ làm chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản ngân hàng bán kiếm lời. Sau đó, Tính đặt mua 7 chứng minh nhân dân, 7 giấy phép lái xe giả, đứng tên nhiều người khác nhau nhưng đều dán ảnh của Tính mang ra ngân hàng để mở tài khoản. Khi đủ bộ giấy tờ giả, Tính sử dụng để lừa đảo với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Theo đại tá Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hà Nội, đơn vị đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công an thành phố đồng loạt khám xét 12 địa điểm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nam Định. Qua đó, lực lượng chức năng đã tạm giữ gần 400 bộ hồ sơ giấy phép lái xe ô tô, xe máy và bằng lái xe ô tô, xe máy giả do các đối tượng vừa sản xuất, chưa kịp chuyển đi tiêu thụ.

Bước đầu công an đã làm rõ đường dây tội phạm gồm 44 đối tượng hoạt động qua các trang mạng xã hội, chia thành nhiều nhóm nhỏ và ước tính đã phạm tội trong hơn một năm qua, thu lợi bất chính khoảng 20 tỷ đồng.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội, việc mua, bán tài liệu giả mạo đang là thị trường béo bở với các tội phạm làm giả giấy tờ. Người mua, kẻ bán chỉ cần giao dịch qua mạng, chuyển tiền qua ngân hàng… nên lực lượng công an gặp khó khăn trong việc phát hiện, triệt phá.

Công an thành phố Hà Nội cho biết, từ năm 2021 đến nay đã phát hiện, tiếp nhận hơn 2.000 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có rất nhiều vụ tội phạm dùng thủ đoạn tinh vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, sử dụng vào mục đích lừa đảo...

Những thủ đoạn này thường xuyên được cập nhật trên mạng xã hội, qua các cơ quan báo chí để người dân đề cao cảnh giác. Công an thành phố Hà Nội cũng khuyến cáo người dân không đăng tải hình ảnh các loại giấy tờ tùy thân trên mạng xã hội, vì rất có thể đó là khởi nguồn để tội phạm lợi dụng làm giả giấy tờ để lừa đảo.

Bộ Công an cảnh báo tội phạm lừa đảo trên không gian mạng Bộ Công an cảnh báo tội phạm lừa đảo trên không gian mạng
Thời gian qua, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh-trật tự, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo qua tư vấn du học Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo qua tư vấn du học
Lợi dụng tâm lý muốn đi du học ở nước ngoài của một số học sinh, nhiều đối tượng đã có các thủ đoạn tinh vi để lừa đảo thông qua hình thức tư vấn du học. Không ít phụ huynh, học sinh vì thiếu tìm hiểu thông tin đã “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo, dẫn đến “tiền mất, tật mang”.

Hồng Vân (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/canh-giac-voi-cac-toi-pham-lam-gia-giay-to-172342.html

In bài viết