Tổng thư ký LHQ: Thế giới của chúng ta phải đối mặt với khủng hoảng khí hậu

08:42 | 13/07/2022

Mới đây, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã có bài viết trên tờ Nikkei Asia, kêu gọi các quốc gia tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu
Thế giới đối mặt với Thế giới đối mặt với "vòng xoáy tự huỷ diệt" do Trái Đất ấm lên
Tổng thư ký LHQ: Thế giới của chúng ta phải đối mặt với khủng hoảng khí hậu
Tổng thư ký LHQ: "Thế giới của chúng ta phải đối mặt với khủng hoảng khí hậu".

Tổng Thư ký LHQ nhận định: Thế giới của chúng ta phải đối mặt với khủng hoảng khí hậu. Theo đó, tất cả các chỉ số khí hậu tiếp tục phá vỡ kỷ lục, dự báo một tương lai của những cơn bão dữ dội, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và nhiệt độ cao hủy diệt sự sống khắp các vùng đất rộng lớn của hành tinh.

Theo ông Guterres, nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây ra khủng hoảng khí hậu và năng lượng tái tạo là câu trả lời để hạn chế tác động tiêu cực của khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng.

“Nếu chúng ta đầu tư sớm hơn và nhiều hơn vào năng lượng tái tạo, chúng ta sẽ không thấy mình một lần nữa phải chịu tổn thương từ thị trường nhiên liệu hóa thạch không ổn định. Năng lượng tái tạo là kế hoạch hòa bình của thế kỷ 21. Nhưng cuộc chiến để có được sự chuyển đổi năng lượng nhanh chóng và công bằng không hề dễ dàng. Các nhà đầu tư vẫn đang ủng hộ nhiên liệu hóa thạch và các chính phủ vẫn chi hàng tỉ USD trợ cấp cho than, dầu và khí đốt - khoảng 11 triệu USD mỗi phút”- Tổng Thư ký LHQ chỉ ra và cho rằng thế giới đang bị “nghiện” nhiên liệu hóa thạch.

Ông Guterres cho rằng cần sự khẩn trương hơn nữa từ tất cả các nhà lãnh đạo toàn cầu. Thế giới đã gần chạm đến giới hạn 1,5 độ C mà khoa học cho biết là mức độ ấm lên tối đa để tránh những tác động xấu nhất của khí hậu. Để giữ cho 1,5 độ C tồn tại, thế giới phải giảm lượng phát thải 45% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ. Nhưng các cam kết quốc gia hiện tại sẽ dẫn đến mức tăng gần 14% trong thập niên này. Đó là một thảm họa.

Cuộc chiến để từ bỏ năng lượng hóa thạch (chủ yếu là dầu mỏ và than đá) đã được phát động từ nhiều năm. Nhưng thực tế chiến thắng vẫn chỉ là kỳ vọng phía trước. Bằng chứng rất sinh động hiện cho thấy, dầu mỏ vẫn là nguồn nhiên liệu được săn lùng trên phạm vi toàn cầu.

Kể từ tháng 2/2022, giá dầu thô đã bắt đầu nhích lên. Cho đến ngày 7/3, nó đứng ở mốc 130 USD/thùng (tính trung bình cho các loại dầu thô). Trong khi, với tất cả các nhà khai thác, nếu đạt 40 USD/thùng thì đã có lãi.

Cho đến thời điểm tuần thứ 2 của tháng 7/2022, giá dầu thô vẫn trên dưới 100 USD/thùng, trong khi giới chuyên gia kinh tế - địa chính trị cho rằng nếu chiến sự Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài và các biện pháp cấm vận của phương Tây đối với Nga siết chặt hơn, thì “cuộc chiến dầu mỏ” vẫn sẽ rất khó lường.

“Vì vậy, tất cả chúng ta hãy đồng ý rằng một cuộc cách mạng năng lượng tái tạo nhanh chóng là cần thiết và hãy ngừng loay hoay khi tương lai của chúng ta bùng cháy” - Tổng Thư ký LHQ nói.

Trong bối cảnh đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng, không có lý do gì để bất cứ ai từ chối cuộc cách mạng năng lượng tái tạo. Khi giá dầu và khí đốt tăng cao “tưởng chừng vô hạn” thì chắc chắn năng lượng tái tạo đang ngày càng rẻ hơn.

TP.HCM mong muốn thúc đẩy hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu với Hoa Kỳ TP.HCM mong muốn thúc đẩy hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu với Hoa Kỳ
36,5 triệu trẻ em trên thế giới đã phải di dời do xung đột, bạo lực và các cuộc khủng hoảng 36,5 triệu trẻ em trên thế giới đã phải di dời do xung đột, bạo lực và các cuộc khủng hoảng

Đình Minh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tong-thu-ky-lhq-the-gioi-cua-chung-ta-phai-doi-mat-voi-khung-hoang-khi-hau-172041.html

In bài viết