Giá vàng trong nước tăng - giảm đan xen, biên độ điều chỉnh hẹp

06:50 | 03/07/2022

Tuần qua, hai thương hiệu lớn SJC và DOJI vẫn nỗ lực giữ giá nhờ các phiên tăng – giảm đan xen và biên độ điều chỉnh hẹp. Trong khi đó, giá vàng thế giới đã giảm 0,7%, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra thông tin sẽ tăng nhanh lãi suất để hạn chế đà tăng của lạm phát.
Giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau hơn 17 triệu đồng/lượng Giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau hơn 17 triệu đồng/lượng
Ngày 2/7/2022: Giá vàng thế giới thấp nhất trong 6 tuần qua Ngày 2/7/2022: Giá vàng thế giới thấp nhất trong 6 tuần qua

Giá vàng trong nước

Giá vàng trong nước tiếp tục có một tuần phân hoá mạnh giữa các thương hiệu.

Cụ thể, nhờ tăng nhẹ phiên cuối tuần, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM đã khép lại tuần giao dịch tại 68,20-68,80 triệu đồng/lượng.

Giá vàng DOJI tại thị trường Hà Nội cũng bám sát khi chốt tuần tại 68,15-68,75 triệu đồng/lượng.

Tuần qua, hai thương hiệu lớn SJC và DOJI vẫn nỗ lực giữ giá nhờ các phiên tăng – giảm đan xen và biên độ điều chỉnh hẹp. Tính chung cả tuần, giá vàng SJC tăng 150.000 đồng, giá vàng DOJI cũng tăng 200.000 đồng.

Giá vàng trong nước tăng - giảm đan xen, biên độ điều chỉnh hẹp
Giá vàng trong nước vẫn tăng nhẹ trong tuần qua.

Giá vàng thế giới

Phiên cuối tuần, sau khi giảm mạnh xuống dưới ngưỡng quan trọng 1.800 USD, giá vàng thế giới đã phục hồi nhẹ và chốt tuần tại 1.814 USD/ounce.

Giá kim loại quý đã có 4/5 phiên giảm giá trong tuần vừa rồi. Tính chung cả tuần, giá vàng thế giới đã giảm 0,7%.

Cũng theo biểu đồ giá cả, vàng thế giới đã để mất hơn 8% giá trị trong quý II/2022, ghi nhận quý giao dịch tồi tệ nhất kể từ quý I/2021. Riêng tháng 6/2022, vàng đã giảm hơn 2% và là tháng sụt giảm thứ ba liên tiếp.

Trong thời gian gần đây, vàng chịu nhiều áp lực nhưng giá giảm không nhiều. Giá vàng thế giới lao dốc nhưng vẫn trụ trên ngưỡng 1.800 USD/ounce trong bối cảnh có thêm nhiều áp lực đối với mặt hàng này.

Mặt hàng kim loại quý vẫn được hỗ trợ bởi sức cầu đối với các loại tài sản an toàn khi lạm phát ở mức cao nhất trong hàng chục năm qua và các nền kinh tế đối mặt với khả năng suy thoái.

Số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm khoảng 1,6% trong quý I/2022 so với mức tăng 6,9% trong quý IV/2021.

Số liệu GDP đã củng cố đồn đoán của thị trường rằng Mỹ đang đứng trước một cuộc suy thoái kinh tế. Với mức giảm 1,6% trong quý I/2022, về mặt kỹ thuật, nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái nếu không tăng trưởng trở lại vào cuối quý thứ hai, kết thúc vào ngày 30/6.

Đồng bạc xanh mạnh khiến các loại hàng hóa tính bằng đồng tiền này, trong đó có vàng, giảm nhanh. Vàng thường được hưởng lợi từ lạm phát cao, nhưng lãi suất tăng làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.

Khi giá hàng hóa tiếp tục giảm và những lo ngại suy thoái đã gây sức ép lên các thị trường, một số nhà phân tích về hàng hóa cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục giảm. Theo các chuyên gia, vàng và bạc sẽ không tăng trong vài tuần nữa. Thậm chí, vàng có thể có nguy cơ giảm xuống mức 1.780 USD.

Giá vàng 28/6: Các thương hiệu vàng trong nước đồng loạt tăng giá Giá vàng 28/6: Các thương hiệu vàng trong nước đồng loạt tăng giá
Ngày 28/6, các thương hiệu vàng trong nước đồng loạt tăng giá trở lại, trong đó vàng SJC tăng nhẹ 50 nghìn đồng.
Ngày 29/6: Giá vàng thế giới giảm sâu Ngày 29/6: Giá vàng thế giới giảm sâu
Ngày 29/6, giá vàng thế giới vững trên ngưỡng 1.800 USD/ounce bất chấp đồng USD quay đầu tăng nhanh.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gia-vang-trong-nuoc-tang-giam-dan-xen-bien-do-dieu-chinh-hep-171426.html

In bài viết