Đối thoại Shangri-La 2022: Thủ tướng Nhật Bản cảnh báo về tương lai của Đông Á

15:39 | 11/06/2022

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bày tỏ sự lo ngại "Đông Á ngày mai có thể giống Ukraine hôm nay" trong phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2022, khi căng thẳng khu vực gia tăng.
Đối thoại của Thủ tướng mang tính chiến lược, làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Việt Nam Đối thoại của Thủ tướng mang tính chiến lược, làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Việt Nam
Thủ tướng đối thoại với nông dân: Giữ vững bản lĩnh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ Thủ tướng đối thoại với nông dân: Giữ vững bản lĩnh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã giới thiệu “tầm nhìn” của ông về an ninh quốc tế, cũng như chỉ ra chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời gian tới với 5 trụ cột: duy trì trật tự quốc tế mở và tự do dựa trên luật lệ; tăng cường an ninh của Nhật Bản, bao gồm củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ; thúc đẩy thế giới phi hạt nhân; tăng cường chức năng của LHQ, bao gồm cải cách HĐBA; và thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh kinh tế.

Lo ngại về kịch bản Ukraine, Nhật Bản sẽ tăng cường năng lực phòng vệ

Thủ tướng Kishida lo ngại rằng những gì đang xảy ra ở Ukraine cũng có thể xảy ra ở Đông Á, nên cam kết Nhật Bản sẽ đóng một vai trò tích cực hơn nữa trong việc chống lại bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở khu vực.

"Trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nhận thức của các nước về an ninh đã thay đổi mạnh mẽ trên khắp thế giới", Thủ tướng Kishida phát biểu, đồng thời chỉ rõ chỉ ra rằng Đức đang thay đổi chính sách an ninh bằng cách tăng ngân sách quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội, trong khi Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ chính sách trung lập nhiều năm để nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự NATO.

"Bản thân tôi có cảm giác gấp gáp rằng Đông Á ngày mai có thể giống Ukraine hôm nay", ông nói. "Với tư cách thủ tướng, tôi có trách nhiệm bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân Nhật Bản, đồng thời đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực".

Đối thoại Shangri-La 2022: Thủ tướng Nhật lo ngại kịch bản Ukraine ở Đông Á
Thủ tướng Kishida phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2022 - Ảnh: Reuters

Theo ông Kishida, Nhật Bản là quốc gia yêu chuộng hòa bình, nhưng bối cảnh an ninh toàn cầu và khu vực đang thay đổi, khiến Tokyo phải đánh giá lại quan điểm quốc phòng.

"Thế giới phải chuẩn bị cho sự xuất hiện của một thực thể không tôn trọng các quy tắc", ông Kishida cho biết và nhấn mạnh “Chúng tôi sẽ chủ động hơn bao giờ hết trong việc giải quyết những thách thức và khủng hoảng mà Nhật Bản, châu Á và thế giới đang đối mặt”.

Tờ The Mainichi dẫn lời ông Kishida phát biểu rằng “liên minh Mỹ - Nhật là nền tảng của hòa bình và an ninh toàn cầu”.

Thủ tướng Kishida cho biết Nhật Bản sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của "ngoại giao thực tế". Theo Reuters, đây là một bước đi nữa của Tokyo để rời xa chủ nghĩa hòa bình hậu Thế chiến II và đóng vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực.

Dù khẳng định nỗ lực xây dựng an ninh qua đối thoại, Thủ tướng Kishida cũng khẳng định, Nhật Bản sẽ tăng cường khả năng răn đe và đang xem xét việc mua lại vũ khí phản công để ngăn chặn kẻ thù tiềm tàng tấn công. Theo ông Kishida, chính phủ của ông sẽ đề ra chiến lược an ninh mới vào cuối năm nay.

Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông Kishida đã đặt ra các mục tiêu chính sách dài hạn hơn bao gồm mở rộng ngân sách quốc phòng vượt 2% GDP, một tỷ lệ có thể ngang bằng các thành viên NATO. Điều này sẽ đánh dấu việc Nhật Bản từ bỏ chính sách truyền thống giới hạn chi tiêu quốc phòng dưới 1% GDP, vốn ở mức khoảng 5.000 tỷ USD.

Hài hòa mối quan hệ với Trung Quốc

Có mặt tại Đối thoại, phóng viên Ken Moriyasu của Nikkei nhận định: “Xuyên suốt bên dưới bài phát biểu này là Trung Quốc, dù khi nói về mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định tương lai của châu Á, Thủ tướng Kishida không trực tiếp nhắc tới Trung Quốc”.

Được biết, quan hệ Trung - Nhật lâu nay đã gặp nhiều sóng gió. Tuần trước, tàu Trung Quốc bị phát hiện thực hiện khảo sát dưới đáy biển trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Nhật Bản mà chưa xin phép.

Trong phần hỏi đáp sau bài phát biểu, Thủ tướng Kishida cũng có câu trả lời rất hài hòa khi được hỏi về tầm nhìn quan hệ với Trung Quốc. Ông cho rằng đây là “mối quan hệ song phương quan trọng”.

“Nhật Bản đang phải thực hiện công việc rất khó khăn là vừa đảm bảo Trung Quốc không cố gắng dùng vũ lực thay đổi hiện trạng, vừa giữ quan hệ có tính xây dựng với Trung Quốc vì lợi ích kinh tế”, ông Fatton nhận định.

“Nhật Bản có lẽ muốn là lựa chọn thứ ba cho các nước đang chơi vơi giữa cuộc cạnh tranh của hai cường quốc. Họ cũng có thể đang thể hiện với Bắc Kinh và Washington rằng có con đường khác trong tương lai ngoài con đường cạnh tranh thuần túy”, ông Fatton nói.

Đối thoại Shangri-La - Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á – đã chính thức được khởi động lại sau hai năm gián đoạn do đại dịch COVID-19.

Đối thoại Shangri-La diễn ra từ ngày 10 đến 12/6 tại Singapore do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tổ chức. Sự kiện quy tụ khoảng 500 đại biểu từ 42 quốc gia, gồm hơn 60 bộ trưởng và quan chức quốc phòng cấp cao.

Phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 27 Phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 27
Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 27
Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân vào ngày 29/5 Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân vào ngày 29/5
Ngày 29/5, tại Sơn La sẽ diễn ra Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 cùng 62 điểm cầu trên cả nước.

Đông Phong (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/doi-thoai-shangri-la-2022-thu-tuong-nhat-ban-canh-bao-ve-tuong-lai-cua-dong-a-170120.html

In bài viết