Giải pháp E - Learning trong giáo dục đặc biệt hỗ trợ cha mẹ

16:55 | 10/06/2022

Công nghệ đã tạo ra các sản phẩm giáo dục đa dạng và thông minh nhờ sở hữu cơ sở dữ liệu lớn và luôn đổi mới. Các thầy cô giáo trong mảng giáo dục đặc biệt nhận thấy rõ điểm mạnh này khi đưa công nghệ vào quá trình hỗ trợ trẻ và tập huấn cho phụ huynh.
Giáo dục - một trong những biểu tượng của quan hệ đặc biệt Việt-Lào Giáo dục - một trong những biểu tượng của quan hệ đặc biệt Việt-Lào
Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã tổ chức buổi nói chuyện nhân kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Lào - Việt Nam 2022 tại trường Đại học Quốc gia Lào ở thủ đô Vientiane.
Việt Nam và thành phố Nice (Pháp) tăng cường hợp tác về y tế, giáo dục Việt Nam và thành phố Nice (Pháp) tăng cường hợp tác về y tế, giáo dục
Ngày 2/5, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã có chuyến thăm Phó Thị trưởng thành phố Nice và trao đổi về tình hình hợp tác giữa Nice với Việt Nam. Tại đây, hai bên bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác về các lĩnh vực di sản, y tế, giáo dục.

Nhu cầu sử dụng công nghệ vào giáo dục đặc biệt

Đào tạo trực tuyến đã không còn là mô hình mới với lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là những năm gần đây khi công nghệ liên tục đổi mới. Thậm chí, giáo dục trực tuyến còn trở thành chiếc phao cứu sinh khi đại dịch Covid bùng phát. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và Covid, nhu cầu sử dụng công nghệ vào mảng giáo dục đặc biệt càng trở nên cần thiết để bắt kịp các xu hướng trên toàn cầu và giúp trẻ đặc biệt có được sự trợ giúp tuyệt vời nhất. Với cô Lăng Thị Khởi, giáo viên có hơn 6 năm kinh nghiệm trong mảng giáo dục đặc biệt cho biết “Việc hướng dẫn phụ huynh qua Zoom và nhận xét các video bố mẹ can thiệp cho con hàng tuần là một cách hiệu quả để gia tăng thời gian trẻ được can thiệp trong ngày. Các bố mẹ có thể rút ra nhiều kinh nghiệm hơn khi tương tác với trẻ thay vì việc tự mày mò tìm kiếm cách chơi với con.”

Cô Hồ Thị Huyền Thương (ThS. Phân tích hành vi ứng dụng, BCBA, Giám đốc chuyên môn của công ty Truyền thông và Đào tạo MOSAIC) chia sẻ về sự thành công của các lớp học e-learning dành cho phụ huynh trẻ đặc biệt. “Việc áp dụng mô hình đào tạo trực tuyến e-learning có thể thay thế cho các tập huấn trực tiếp bởi nhu cầu học tập của các bố mẹ trẻ tự kỷ rất lớn. Hơn cả, bố mẹ có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ đâu với chi phí rẻ hơn rất nhiều. Cho đến nay đã có hơn 330 bố mẹ tham gia khóa học e-learning Can thiệp vui và hiệu quả tại gia đình.”

Giải pháp E - Learning trong giáo dục đặc biệt hỗ trợ cha mẹ

Khi tình hình Covid diễn biến phức tạp và các gia đình phải thực hiện các yêu cầu giãn cách xã hội, khóa học “Can thiệp vui và hiệu quả tại gia đình” được Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số CCIHP và công ty Truyền thông và Đào tạo MOSAIC phát triển nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản và nâng cao ở mức vừa phải với trình độ của phụ huynh để tự mình đặt ra các mục tiêu can thiệp và can thiệp hiệu quả tại nhà cho con. Với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, việc ngừng can thiệp trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ “chững lại” và thậm chí quên mất các kỹ năng từng làm được.

Dù hiện nay khi tình hình dịch Covid đã được kiểm soát, đào tạo trực tuyến vẫn được duy trì khi nhiều cá nhân đã dần quen với hình thức học tập này. Thậm chí, nhiều gia đình có điều kiện khó khăn cũng tìm hiểu về các khóa học trực tuyến để tự mình can thiệp cho con và giảm bớt các chi phí đưa con đi can thiệp tại các trung tâm.

Hỗ trợ các gia đình trong hành trình can thiệp cho con

Biết được những khó khăn của các gia đình, dự án “Win-win for Vietnam” do Viện Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED, Việt Nam) và tổ chức Pro NGO! e.V. (Đức) phối hợp thực hiện; Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ sẽ trao tặng 40 suất học bổng đến các gia đình khó khăn về tài chính khi tham gia khóa học “Can thiệp vui và hiệu quả tại gia đình” để có thể hỗ trợ các gia đình đồng hành cùng con trên hành trình can thiệp.

Anh Lê Thái Bình, cán bộ phụ trách khóa học “Can thiệp vui và hiệu quả tại gia đình” cho biết: “Sự đồng hành của Phái đoàn Liên minh Châu Âu thông qua dự án “Win-win for Vietnam” sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các gia đình còn khó khăn về tài chính để có thể tiếp cận một khóa học có chất lượng. Ngoài việc phụ thuộc hoàn toàn vào các trung tâm can thiệp thì thông qua khóa học này, các phụ huynh có thể hiểu hơn về cách can thiệp đúng cho con, tự mình xây dựng các mục tiêu can thiệp phù hợp và quan trọng hơn cả là các bố mẹ sẽ không phải tự mình tìm hướng đi can thiệp cho con mà sẽ luôn có sự hỗ trợ của các giáo viên và sự hỗ trợ tài chính của phía dự án. Hy vọng sau khi chương trình học bổng này kết thúc, khóa học sẽ nhận thêm nhiều nguồn hỗ trợ khác để các gia đình có khó khăn về mặt tài chính có thể dễ dàng tiếp cận.”

Đẩy mạnh giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân Đẩy mạnh giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tư thục Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tư thục
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 7770/VPCP–KGVX ngày 25/10/2021 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về chính sách hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non tư thục.

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/giai-phap-e-learning-trong-giao-duc-dac-biet-ho-tro-cha-me-170068.html

In bài viết