Sáng kiến Nhận thức Biển của Quad: Khu vực sẽ đón nhận thế nào

09:27 | 09/06/2022

Sau Thượng đỉnh Bộ Tứ (Quad) cuối tháng 5, bốn nước đưa ra Tuyên bố chung nhắc đến hàng loạt sáng kiến hợp tác, bao gồm Sáng kiến Nhận thức Biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPMDA), hướng tới chia sẻ thông tin giữa Quad với các đối tác trên toàn bộ khu vực. Liệu khu vực có đón nhận sáng kiến này?
Quy hoạch Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo tầm cỡ khu vực và quốc tế Quy hoạch Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo tầm cỡ khu vực và quốc tế
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định số 417/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2045.
Những thách thức đa dạng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt Những thách thức đa dạng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt
Ngày 22/2/2022, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ nhất được tổ chức trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Pháp, do Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Yves Le Drian và Đại diện cấp cao EU phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh Josep Borrell chủ trì.

Mục tiêu “ẩn giấu”?

Quad khẳng định IPMDA nhằm chia sẻ thông tin thực địa (trên biển) tại Ấn – Thái thông qua các nguồn thông tin mở và công nghệ mới, nhằm ứng phó với thiên tai và các thảm họa nhân đạo. Hai mục tiêu này thuộc lĩnh vực an ninh biển phi truyền thống nên khá phù hợp với chương trình nghị sự mang tính phi quân sự hiện giờ của Quad.

Ngoài hai mục tiêu rõ ràng nêu trên, IPMDA có thể được coi là sáng kiến tình báo nhằm vào các hoạt động “vùng xám” của Trung Quốc, nhất là khi Tuyên bố Thượng đỉnh Quad 2022 đã lần đầu nhắc tới thách thức từ “dân binh biển”. Trong năm 2021, Trung Quốc có xu hướng gia tăng hiện diện của các tàu khảo sát khoa học và tàu dân binh biển tại Biển Đông (điển hình nhất là vụ hàng trăm tàu cá Trung Quốc - được cho là tàu dân binh đội lốt - tập kết tại Đá Ba Đầu). Qua IPMDA, Quad có thể cung cấp thông tin từ sớm và từ xa về các diễn biến này cho đối tác khu vực.

Sáng kiến Nhận thức Biển của Quad: Khu vực sẽ đón nhận thế nào
(Từ trái sang phải) Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm QUAD ngày 24/5 (Ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, đây cũng có thể là điểm khiến các nước khu vực đắn đo về IPMDA. Nếu Quad thúc đẩy IPMDA, Trung Quốc khả năng cao sẽ phản ứng tiêu cực, nhất là khi nước này vốn coi Quad là nhóm “chống Trung Quốc”, là liên minh quân sự “NATO của Châu Á”. Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực muốn theo đuổi chính sách cân bằng chiến lược giữa các nước lớn và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.

Nhiều ẩn số chưa được làm rõ

Quad khẳng định IPMDA sẽ được thúc đẩy qua các trung tâm thông tin (fusion center) trong khu vực. Hiện giờ, Mỹ đã có bốn trung tâm như vậy tại Ấn Độ, Singapore, Solomon và Vanuatu. Có thể hiểu, IPMDA sẽ kết nối các đối tác khác vào hệ thống chia sẻ thông tin của bốn trung tâm này.

Tuy nhiên, Quad chưa cung cấp thông tin cụ thể về cơ chế hợp tác của IPMDA: Liệu các nước tham gia có phải đóng góp thông tin hay chỉ có thể nhận thông tin – tương tự các chương trình hợp tác của trung tâm thông tin tại Singapore? Nếu phải chia sẻ thông tin của mình, hoạt động này sẽ được tiến hành dưới hình thức nào, qua kênh dân sự hay quân sự, qua ứng dụng hay hệ thống máy móc riêng?

Sáng kiến Nhận thức Biển của Quad: Khu vực sẽ đón nhận thế nào
Quang cảnh cuộc gặp nhóm Bộ tứ tại Washington D.C, Mỹ ngày 25/9. Ảnh: Reuters

Hiện nay, rất nhiều chủ thể đang thúc đẩy các sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức biển (MDA) tại Ấn – Thái: Ấn Độ đang thúc đẩy Sáng kiến Đại dương Ấn – Thái với trụ cột riêng về MDA và đã mời toàn bộ ASEAN tham gia; EU đang thúc đẩy Sáng kiến Các Tuyến đường Trọng yếu tại Ấn Độ Dương (CRIMARIO) giai đoạn hai, trong đó có quảng bá về phần mềm theo dõi thực địa trên biển qua vệ tinh mang tên IORIS; Nhật Bản cũng từng thúc đẩy Sáng kiến Đối thoại Shangri-La, tập trung vào MDA…

Vậy IPMDA có điểm gì nổi bật so với các sáng kiến tương tự? Nếu không có điểm nhấn, liệu IPMDA có được tích hợp với các sáng kiến tương tự của đối tác Ấn Độ và EU? Nếu không làm rõ điểm nhấn riêng, Quad khó thu hút được đông đảo khu vực tham gia.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu. Trong thời gian tới, Quad có thể đưa ra thêm thông tin về cơ chế, giá trị chiến lược - kỹ thuật hay yêu cầu thành viên… khi chính thức đưa ra lời mời với các đối tác khu vực.

Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân khu vực biên giới, hải đảo Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân khu vực biên giới, hải đảo
UBND huyện Đình Lập, Lạng Sơn phối hợp với Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 2021.
Đà Nẵng chăm lo cho người dân khu vực biên giới biển quận Hải Châu Đà Nẵng chăm lo cho người dân khu vực biên giới biển quận Hải Châu
Chiều 26/11, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng (BĐBP Đà Nẵng), Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và Ban đại diện Hội Người cao tuổi quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng) phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2021 và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2021-2026.

Đỗ Hoàng, Viện Biển Đông

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/sang-kien-nhan-thuc-bien-cua-quad-khu-vuc-se-don-nhan-the-nao-169955.html

In bài viết