Nhiều vấn đề được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ

21:04 | 24/05/2022

Ngày 24/5, Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ được tổ chức tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 75 thảo luận nhiều vấn đề lớn Kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 75 thảo luận nhiều vấn đề lớn
Vấn đề an ninh, an toàn ở Biển Đông tại Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN mở rộng Vấn đề an ninh, an toàn ở Biển Đông tại Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN mở rộng
Nhiều vấn đề được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ
Các nhà lãnh đạo của các thành viên nhóm Bộ tứ tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 24/5. (Ảnh: CNN)

Với cam kết theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ sẽ bao gồm nhiều vấn đề nóng về cả an ninh và kinh tế mà các nước này có cùng mối quan tâm như: tình hình chiến sự tại Ukraine, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, tình hình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, hợp tác đối phó với dịch bệnh COVID-19, chống biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lượng và nguồn cung chất bán dẫn.Tại hội nghị này, lãnh đạo cấp cao của các nước Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ sẽ cùng họp bàn để trao đổi quan điểm về tình hình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời đưa ra các sáng kiến mới nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định cho khu vực.

Trước Hội nghị, Tổng thống Biden cũng tuyên bố khởi động khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đây là một sáng kiến của Mỹ nhằm củng cố quan hệ với các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực, thay thế cho việc Mỹ đã không tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hội nghị thượng đỉnh tại Tokyo lần này được xem là cơ hội để Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh trọng tâm trong chính sách của Mỹ chính là xoay trục nhiều hơn sang châu Á.

Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ được xem là một trong những sự kiện quan trọng của khu vực trong năm nay, bên cạnh phiên họp chính, sẽ có các cuộc hội đàm song phương giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ để trao đổi quan điểm về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

Mỹ: Nâng tầm một liên minh

Mỹ là nước khởi xướng và đóng vai trò dẫn dắt nhóm Bộ tứ, luôn coi trọng hợp tác với các nước đồng minh và đối tác có chung quan điểm giá trị đối lập với Trung Quốc.

Do đó, sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã chủ động nâng tầm của nhóm Bộ tứ với việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3/2021 dưới hình thức trực tuyến. Sau đó 3 tháng, tại Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp lần đầu tiên, lãnh đạo các nước đã thống nhất sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh hằng năm.

Mỹ có quan hệ đồng minh với Nhật Bản và Australia, trong khi Ấn Độ tuy không phải là đồng minh nhưng lại được định vị là đối tác quan trọng trong việc cân bằng với Trung Quốc.

Mục tiêu của Mỹ là tập hợp một liên minh đủ "sức nặng" để đối phó với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc.

Nhật Bản: Quan tâm chủ đạo tới FOIP

Trong bối cảnh Nga vẫn tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đây là thời điểm phù hợp để Nhật Bản nhấn mạnh giá trị của hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vốn đang phải đối diện với một cục diện mới.

Điều đó đồng nghĩa với việc chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP), được chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio coi là trụ cột căn bản của chính sách ngoại giao, sẽ được nhấn mạnh tại hội nghị lần này.

Ngoài ra, trước những thách thức từ Trung Quốc, Nhật Bản sẽ nhấn mạnh đến việc duy trì một trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa FOIP.

Một vấn đề quan trọng khác liên quan đến an ninh của Nhật Bản là mong muốn các bên xác nhận tăng cường hợp tác để đối phó với các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nhất là khi Bình Nhưỡng liên tiếp phóng các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thời gian gần đây.

Về vấn đề Ukraine, Nhật Bản sẽ nhấn mạnh khoản hỗ trợ trị giá 300 triệu USD và khẳng định sẽ tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, mà then chốt là Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), trong vấn đề này.

Australia: Sự coi trọng có căn nguyên

Australia luôn thể hiện sự coi trọng hợp tác với các thành viên nhóm Bộ tứ vì mục tiêu đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ của Canberra với nền kinh tế thứ 2 thế giới đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Bắc Kinh đã áp đặt loạt biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Australia.

Đáng chú ý, trong tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã ký thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon - quốc đảo Nam Thái Bình Dương chỉ cách Australia 2.000 km về phía Đông Bắc.

Rõ ràng, sự mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực Thái Bình Dương là động lực để Canberra tăng cường hợp tác với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ không chỉ về kinh tế mà còn về quân sự.

Ấn Độ: Cùng mối lo chung

Ấn Độ là thành viên duy nhất trong nhóm Bộ tứ có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, chiều dài khoảng 3.500 km. Đây là yếu tố có thể xếp ngang hàng với 3 thành viên còn lại về mục tiêu kiềm chế Bắc Kinh.

Bất chấp mối quan hệ kinh tế khá mật thiết, vấn đề tranh chấp lãnh thổ Ấn-Trung cũng như việc Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng về quân sự, chính trị, kinh tế ở khu vực xung quanh Ấn Độ là lý do khiến quốc gia Nam Á này mong muốn hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ nhóm Bộ tứ.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn là New Delhi chưa thể hiện rõ lập trường với Bắc Kinh. Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân, có dân số đông, đang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên có cơ sở để duy trì “quyền tự chủ chiến lược”.

Với cam kết theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ lần này sẽ bao gồm nhiều vấn đề nóng về cả an ninh và kinh tế mà các nước này có cùng mối quan tâm như: Tnh hình chiến sự tại Ukraine, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, tình hình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, hợp tác đối phó với dịch bệnh Covid-19, chống biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lượng và nguồn cung chất bán dẫn.

Hội nghị được xem là một trong những sự kiện quan trọng của khu vực trong năm nay, bên cạnh phiên họp chính, sẽ có các cuộc hội đàm song phương giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ để trao đổi quan điểm về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

"Bộ tứ Kim cương" là một diễn đàn chiến lược không chính thức giữa các nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia. Diễn đàn này được duy trì bằng các hội nghị thượng đỉnh bán thường xuyên, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự giữa các quốc gia thành viên.

Bộ tứ Kim cương có tên chính thức là Đối thoại An ninh bốn bên, tiếng Anh: Quadrilateral Security Dialogue, viết tắt là Quad.

Năm 2007, Bộ tứ Kim cương được thành lập theo sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sự hỗ trợ của Phó Tổng thống Dick Cheney của Hoa Kỳ, Thủ tướng John Howard của Úc và Thủ tướng Manmohan Singh của Ấn Độ.

Mục tiêu thành lập Quad của các nước thành viên là trì trật tự an ninh dựa trên quy tắc tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Giới lãnh đạo Quad nhấn mạnh nhóm này không nhắm đến bất kỳ nước cụ thể nào. Tuy nhiên, Bắc Kinh coi bộ tứ kim cương là liên minh chống Trung Quốc.

Từ khi thành lập, các nước trong Bộ tứ Kim cương đều hoạt động đơn lẻ. Mãi đến năm 2019, 4 nước này mới có cuộc họp các bộ trưởng đầu tiên.

Và đến tận 13/2/2021, sau 14 năm thành lập, người đứng đầu Chính phủ của 4 nước “Bộ tứ” mới cùng nhau ngồi lại trong khuôn khổ một hội nghị để vạch ra những mục tiêu chiến lược trong thời gian tới.

Trong Tuyên bố chung được phát đi, “Bộ tứ Kim cương” đề ra mục tiêu là, “giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm, trao đổi quan điểm về các lĩnh vực hợp tác thiết thực nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và bao trùm”.

Toàn văn tuyên bố chung Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ Toàn văn tuyên bố chung Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ
Chuyên gia Malaysia đề cao ý nghĩa Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ Chuyên gia Malaysia đề cao ý nghĩa Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ

Sơn Lâm (T/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhieu-van-de-duoc-de-cap-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-nhom-bo-tu-169030.html

In bài viết