Quốc hội thảo luận về Chương trình giám sát năm 2023

08:39 | 24/05/2022

Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại Hội trường các nội dung: Kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2021 và Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.
Đề nghị ESCAP tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đề nghị ESCAP tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Việt Nam và Đông Á Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Việt Nam và Đông Á
Quốc hội thảo luận về Chương trình giám sát năm 2023
Quang cảnh phiên họp (Ảnh: DT & PT).

Quốc hội đã nghe Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Trong khuôn khổ Phiên họp buổi chiều, Quốc hội nghe Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.

Sau đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2021 và bước đầu triển khai Chương trình giám sát năm 2022. Báo cáo trước Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, căn cứ quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, đặc điểm tình hình năm 2023 và đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến nội dung chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Trong đó, đối với giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp theo 10 nhóm lĩnh vực, với 121 vấn đề thuộc trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đồng thời, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn, nội dung đã thực hiện, năng lực thực hiện của các cơ quan, đã tiến hành lựa chọn các chuyên đề giám sát theo quy trình chặt chẽ. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát.

Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng (dự kiến giao Ủy ban Xã hội chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia: Về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (dự kiến giao Hội đồng Dân tộc chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Xã hội tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (dự kiến giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì tham mưu về nội dung).

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 (dự kiến giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì tham mưu về nội dung).

Sau khi nghe Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023 do Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trình Quốc hội xem xét 4 chuyên đề giám sát Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trình Quốc hội xem xét 4 chuyên đề giám sát
Các nước ASEAN thảo luận về Tầm nhìn Cộng đồng sau năm 2025 Các nước ASEAN thảo luận về Tầm nhìn Cộng đồng sau năm 2025

Thiện Phú

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quoc-hoi-thao-luan-ve-chuong-trinh-giam-sat-nam-2023-169025.html

In bài viết