Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thành thương hiệu quốc tế về du lịch sinh thái

19:05 | 04/03/2022

Phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, đất ngập nước) và du lịch biển trên cơ sở phát triển sản phẩm và xúc tiến chung cho thương hiệu.
Đặc biệt quan tâm chất lượng quy hoạch với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược Đặc biệt quan tâm chất lượng quy hoạch với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%/năm
Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%/năm (Ảnh minh họa)

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển Cần Thơ và Phú Quốc trở thành hai trung tâm du lịch quốc tế, là cửa ngõ đón khách của toàn vùng.

Phát triển các khu du lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử gồm: Khu du lịch quốc gia Phú Quốc, Năm Căn - Mũi Cà Mau, Tràm Chim - Láng Sen, Núi Sam, Thới Sơn; điểm du lịch quốc gia: Cù lao Ông Hổ, Khu lưu niệm Cao Văn Lầu, bến Ninh Kiều, Ao Bà Om, Hà Tiên, Văn Thánh Miếu...

Phát triển các tuyến du lịch kết nối nội vùng, liên vùng, quốc gia, quốc tế, trong đó chú trọng phát triển các tuyến du lịch liên vùng gắn với Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau; tuyến hành lang ven biển phía Nam (Thái Lan - Campuchia - Rạch Giá - Cà Mau) và hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ Hà Tiên (Kiên Giang), Tịnh Biên (An Giang), Dinh Bà, Thường Phước (Đồng Tháp) và Bình Hiệp (Long An); tuyến đường biển và tuyến đường sông dọc theo sông Tiền và sông Hậu kết nối với Phnompenh, Seam Reap (Campuchia).

Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng bộ, kết nối giữa các khu và điểm du lịch trong vùng, liên vùng và quốc tế trong đó chú trọng phát triển hệ thống cảng du lịch trên sông Tiền, sông Hậu và cảng du lịch tàu biển tại các tỉnh ven biển. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường đào tạo nghề dịch vụ du lịch, góp phần chuyển đổi nghề bền vững cho lao động nông thôn...

Đồng bằng sông Cửu Long hợp tác phục hồi ngành “công nghiệp không khói” Đồng bằng sông Cửu Long hợp tác phục hồi ngành “công nghiệp không khói”
Chiều 28/2, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị “Phục hồi và phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong trạng thái bình thường mới”.
Đồng bằng sông Cửu Long cần tự tin xây dựng thương hiệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tự tin xây dựng thương hiệu vùng
Chiều 9/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã có buổi họp mặt công tác đầu năm 2022 với Giám đốc Sở NN&PTNT của 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trọng Sang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phat-trien-dong-bang-song-cuu-long-thanh-thuong-hieu-quoc-te-ve-du-lich-sinh-thai-164026.html

In bài viết