Xuất khẩu cá ngừ "đau đầu" vì phí vận chuyển tăng

07:15 | 20/01/2022

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá vận chuyển đường biển tiếp tục ở mức cao đáng kể, do đó ngành cá ngừ vẫn đang gặp khó khăn khi xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp đi khắp thế giới. Giá vận chuyển tăng không giải quyết được sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng mà các hãng tàu đang phải đối mặt do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 gần đây ở các cảng lớn, gây ra tắc nghẽn.
Xuất khẩu cá ngừ thêm khó vì giá cước vận chuyển tăng | Báo Công Thương

Xuất khẩu cá ngừ thêm khó vì giá cước vận chuyển tăng - Ảnh minh họa.

Công ty Maersk mới đây đã đưa ra một tuyên bố rằng họ đang theo dõi tình hình đại dịch và những hạn chế về hoạt động tại các cảng chính. chẳng hạn thời gian chờ cập bến hiện tại đối với các tàu container tại cảng Long Beach, Mỹ là 38 – 40 ngày.

Công ty vận tải biển Đan Mạch cũng đang theo dõi sát tình hình ở Trung Quốc, đặc biệt là Ninh Ba, vì đây là con đường quan trọng cho thương mại thế giới.

Thông báo cũng cho biết thành phố Bắc Luân đang trải qua đợt bùng phát Covid-19 và trong số 5 bến container ở Ninh Ba, 3 bến nằm gần khu vực dịch nhưng cho đến nay vẫn đang hoạt động mà không có trường hợp dương tính nào được báo cáo.

Theo đại diện một số doanh nghiệp, họ hiện vẫn đang phải chịu phí vận chuyển các sản phẩm cá ngừ đóng hộp cao. Một công ty đồ hộp Bangkok đã đề cập rằng họ đã phải trả từ 8.000 – 13.000 USD cho 1 container 20ft đến Mỹ. Bây giờ, mức phí này đã tăng gấp 3 – 4 lần so với 1 năm trước đây. Tại Mỹ, thường các nhà nhập khẩu mua theo giá FOB, nghĩa là họ phải tự trang trải phí vận chuyển. Với số tiền lớn mà các nhà nhập khẩu Mỹ phải trả, họ có thể trì hoãn đơn đặt hàng của mình nhưng không ai đoán được khi nào chi phí vận chuyển hàng hoá có thể giảm về mức bình thường.

Chi phí vận chuyển tới châu Âu khác nhau tuỳ thuộc vào điểm đến. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chi phí vận chuyển từ Ecuador đến EU rẻ hơn nhiều so với các nguồn cung khác. Do đó, điều này có thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất đồ hộp toàn cầu trong việc cạnh tranh tại thị trường EU. Các nhà đóng hộp Ecuador đã và đang là nhà XK cá ngừ đóng hộp hàng đầu cho khối thị trường này trong những năm qua.

Các thương nhân cho biết một container 20 fest vận chuyển các sản phẩm cá ngừ đóng hộp từ Ecuador có giá khoảng 2.000 USD, trong khi giá này gấp đôi từ PNG. Còn các container vận chuyển từ General Santos, Philippines, và TPHồ Chí Minh, Việt Nam sang EU có giá khoảng 9.000 USD, khiến cho các sản phẩm cá ngừ đóng hộp từ nước này có giá đắt nhất. Các container từ Trung Quốc cũng có giá tương tự.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết, trong hai năm vừa qua, dịch bệnh COVID-19 tác động lớn đến vận tải xuất khẩu, chi phí đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây, riêng giá cước vận tải biển tăng cao lên đến 400 - 500% và thêm vào đó là vấn đề thiếu container phục vụ vận tải xuất khẩu.

Đứng trước tình hình trên, Bộ NN-PTNT đã có có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị phối hợp giải quyết vướng mắc trong vận tải biển và ưu tiên container lạnh phục vụ xuất khẩu nông sản.

Trung Quốc lại thông báo dừng thông quan qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) Trung Quốc lại thông báo dừng thông quan qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)
Sáng 17/1, cặp cửa khẩu Chi Ma (Việt Nam) - Ái Điểm (Trung Quốc) lại tiếp tục tạm dừng thông quan hàng hóa do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp bên phía Trung Quốc và chưa có thông báo thời điểm mở cửa trở lại.
Thị phần hạt điều Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ giảm nhẹ Thị phần hạt điều Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ giảm nhẹ
Theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của quốc gia này đã giảm nhẹ từ 89,64% trong 11 tháng năm 2020 xuống 89,35% trong 11 tháng năm 2021.
Lào Cai tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở trái cây lên cửa khẩu Lào Cai tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở trái cây lên cửa khẩu
Từ 00h00' ngày 18/1/2022, tỉnh Lào Cai sẽ tạm thời dừng tiếp nhận phương tiện chở hàng hóa trái cây tươi lên Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) – Bắc Sơn (Trung Quốc) để xuất khẩu sang Trung Quốc cho đến khi có thông báo mới.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/xuat-khau-ca-ngu-dau-dau-vi-phi-van-chuyen-tang-161640.html

In bài viết