Người béo phì, thừa cân, mắc bệnh tim mạch dễ có nguy cơ cao khi nhiễm COVID-19

09:19 | 03/12/2021

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, có 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm COVID-19 sẽ dễ có nguy cơ cao, trong đó có một số bệnh thường gặp như béo phì, thừa cân, bệnh tim mạch hay tăng huyết áp...
Tăng cường rà soát công tác tiêm vaccine, cấp phát ngay thuốc kháng virus cho người nhiễm COVID-19 Tăng cường rà soát công tác tiêm vaccine, cấp phát ngay thuốc kháng virus cho người nhiễm COVID-19
Tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh; mở rộng hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19 Tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh; mở rộng hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19
20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm COVID-19 dễ có nguy cơ cao
Nhiều trường hợp mắc bệnh nền dễ có nguy cơ cao nếu nhiễm COVID-19 (Ảnh minh họa)

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị. Theo đó, có 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm COVID-19 sẽ dễ có nguy cơ cao, gồm:

1. Đái tháo đường

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)

4. Bệnh thận mạn tính

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

Bộ Y tế: 20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao - Ảnh 1.

20 trường hợp mắc bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ dễ có nguy cơ cao

6. Béo phì, thừa cân

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

8. Bệnh lý mạch máu não

9. Hội chứng Down

10. HIV/AIDS

11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ

12. Bệnh hồng cầu hình liềm

13. Bệnh hen suyễn

14. Tăng huyết áp

15. Thiếu hụt miễn dịch

16. Bệnh gan

17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

19. Các loại bệnh hệ thống

20. Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.

Theo Bộ Y tế, yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng của trẻ mắc COVID-19 là: Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; Béo phì, thừa cân; Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi..);

Bệnh thận mạn tính; Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp) Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần).

Ngoài ra, các đối tượng trẻ có các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi mắc COVID-19 là trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; Các bệnh lý suy giảm miễn địch bẩm sinh hoặc mắc phải; Bệnh gan - đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; Các bệnh hệ thống.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người nhiễm SARS-CoV-2 thuộc nhóm nguy cơ thấp khi đáp ứng điều kiện:

- Tuổi từ ≥ 3 tháng đến ≤ 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền;

- Đã tiêm đủ mũi vaccine, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

Nhóm có nguy cơ thấp sẽ được chăm sóc tại nhà riêng (đủ điều kiện theo quy định); trạm y tế, nhân viên y tế, tình nguyện viên theo dõi, quản lý người nhiễm, phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế cần hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, vận động, theo dõi sức khỏe liên tục, đánh giá nguy cơ. Đồng thời, người dân được cung cấp gói chăm sóc tại nhà (thuốc kháng virus, vitamin, nhu yếu phẩm…).

Thúc đẩy sản xuất vaccine, trang thiết bị, thuốc điều trị COVID-19 trong nước Thúc đẩy sản xuất vaccine, trang thiết bị, thuốc điều trị COVID-19 trong nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc điều trị COVID-19 trong nước.
Hà Nội đưa vào hoạt động cơ sở điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng Hà Nội đưa vào hoạt động cơ sở điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng
Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 tiếp tục phức tạp, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thiện và đưa vào hoạt động các cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ; tăng cường kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư; tiếp tục tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi theo lộ trình hạ dần độ tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế…
Cần Thơ: Thành lập 50 đội y tế lưu động hỗ trợ quản lý F1 và F0 điều trị tại nhà Cần Thơ: Thành lập 50 đội y tế lưu động hỗ trợ quản lý F1 và F0 điều trị tại nhà
UBND TP Cần Thơ vừa có quyết định thành lập 50 Đội Y tế lưu động thực hiện giám sát, theo dõi F1 được cách ly y tế tại nhà và F0 được quản lý, cách ly, điều trị tại nhà trên địa bàn.

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-beo-phi-thua-can-mac-benh-tim-mach-de-co-nguy-co-cao-khi-nhiem-covid-19-158250.html

In bài viết