Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

18:12 | 27/11/2021

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.
Cùng phòng, chống dịch COVID-19, quản lý biên giới và hợp tác phát triển kinh tế Cùng phòng, chống dịch COVID-19, quản lý biên giới và hợp tác phát triển kinh tế
Ngày 24/11/2021, Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang đã có buổi hội đàm trực tuyến với Văn phòng Ngoại sự thành phố Bách Sắc, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Hai bên đã nhất trí tiếp tục phối hợp, hợp tác cùng phòng, chống dịch bệnh COVID-19, quản lý biên giới, tội phạm qua biên giới và hợp tác phát triển kinh tế.
Đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội Đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội
Khẩn trương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống COVID-19; tăng cường kiểm tra, kiểm soát vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn và có giải pháp phù hợp cho việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên; chủ động mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm... là những nội dung quan trọng tại Nghị quyết 138/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022
Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Về mục tiêu tổng quát, Nghị quyết nêu rõ: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp; tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trên cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn; kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là một số công trình trọng điểm quốc gia; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển đất nước; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%

Nghị quyết đề ra các chỉ tiêu chủ yếu. Theo đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,5-25,8%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 27,5%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27-27,5%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%...

Phục hồi, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy

Quốc hội cơ bản tán thành các nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị, đồng thời đề nghị Chính phủ, các cơ quan liên quan thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số; phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

Về tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, Quốc hội yêu cầu triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định); đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước để tập trung nâng cao năng lực hệ thống y tế và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác; điều hành các chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, kết nối cung cầu lao động, thúc đẩy xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát ngân sách, tài sản công, triệt để tiết kiệm các khoản chi ngay từ khi lập, giao và thực hiện dự toán để ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Liên quan đến việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc; khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả trong công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia; phục hồi, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, tổ chức kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu…

Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030: Thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030: Thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế
Ngày 16/11, phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng nhấn mạnh, việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp; trong đó các giải pháp về tài chính, ngân sách nhà nước trong bối cảnh dịch COVID-19 cho phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay là hết sức cấp thiết.
Triển vọng phát triển nền kinh tế Internet Việt Nam Triển vọng phát triển nền kinh tế Internet Việt Nam
Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 220 tỉ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây là thành quả được đánh giá dựa trên sự thúc đẩy bởi nền tảng người tiêu dùng và doanh nghiệp kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, sự tăng tốc trong Thương mại điện tử, Giao thức ăn và Dịch vụ tài chính kỹ thuật số.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trình Quốc hội vào kỳ họp tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trình Quốc hội vào kỳ họp tới
Là Bộ trưởng cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, chiều 11/11, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ trả lời về nhóm vấn đề thứ tư liên quan đến giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo Baochinhphu.vn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-2022-157757.html

In bài viết