Kích cầu tiêu dùng nội địa: Giải pháp phục hồi kinh tế Thủ đô

14:10 | 27/11/2021

Thu nhập giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đa phần người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu. Trong khi đó, muốn phục hồi kinh tế thì một trong những việc cần làm là kích cầu sức mua ở thị trường nội địa. Đây cũng là một trong những giải pháp giúp nhiều ngành kinh tế “bật dậy” nhanh nhất.
Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.
Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030: Thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030: Thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế
Ngày 16/11, phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng nhấn mạnh, việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp; trong đó các giải pháp về tài chính, ngân sách nhà nước trong bối cảnh dịch COVID-19 cho phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay là hết sức cấp thiết.

Bài 1: Doanh nghiệp chớp thời cơ, khuyến mại kích cầu tiêu dùng

Những năm gần đây, nhất là từ sau khi ngành thương mại, dịch vụ chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19, khuyến mại là hình thức được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lựa chọn để kích cầu tiêu dùng, thu hồi vốn và tri ân khách hàng.

Kích cầu tiêu dùng nội địa: Giải pháp phục hồi kinh tế Thủ đô
(Ảnh 1: Người tiêu dùng mua hàng khuyến mại tại Trung tâm thương mại. Ảnh: VGP/Thùy Linh

Đây cũng là hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Chính vì vậy, nhiều người tiêu dùng đều thích các chương trình khuyến mại.

Đón đầu xu hướng tiêu dùng gia tăng trở lại

Thường xuyên săn hàng thời trang, đồ gia dụng giảm giá, chị Đỗ Thanh Hiền (khu chung cư Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm: “Những tháng cuối năm là đợt các doanh nghiệp có nhiều chương trình khuyến mại nhiều nhất, giảm giá sâu nhất các mặt hàng. Do đó những đồ chưa cần thiết phải mua, tôi thường chờ đến ngày sale để sắm, điều này giúp tôi vừa tiết giảm được chi phí, mà vẫn mua được những món đồ ưng ý”.

Cũng giống như chị Hiền, chị Nguyễn Thị Thủy, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì cho biết: “Tôi thường dành thời gian “săn sale - giảm giá” quần áo, giày dép hàng hiệu. Vào những dịp khuyến mại, nhiều mã sản phẩm hàng hiệu có thể giảm giá đến 50%, thậm chí 80%”.

Không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, việc tổ chức các chương trình khuyến mại còn giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận. Vì thế, khuyến mại trở thành hình thức xúc tiến thương mại được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lựa chọn, nhất là từ sau khi chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19.

Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Thời trang GenViet Nguyễn Đức Hùng thông tin: “Ngay khi trở lại trạng thái “bình thường mới”, chúng tôi đã tái khởi động toàn bộ hệ thống cửa hàng kèm các chương trình ưu đãi, kích cầu tiêu dùng, tập trung kinh doanh nhằm bù đắp cho các tháng phải nghỉ do giãn cách xã hội và lấy lại đà tăng trưởng”.

Để đến gần hơn với người tiêu dùng, công ty sẽ đa dạng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nhiều phân khúc khách hàng. Ngoài hệ thống cửa hàng và website hiện có, công ty sẽ mở rộng mạng lưới phân phối, đưa sản phẩm lên kệ của các siêu thị, nhà phân phối trung gian, đại lý…

Đón đầu xu hướng tiêu dùng gia tăng trở lại, cũng là cơ hội kinh doanh cuối năm, các nhà kinh doanh đã làm việc với nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn hàng từ lương thực, thực phẩm cho tới hàng tiêu dùng thiết yếu khác. Cùng với đó là triển khai các chương trình khuyến mãi giảm giá rất mạnh do thấu hiểu áp lực chi tiêu của người dân.

“Tung” ưu đãi, kích thích sức mua của người dân

Đánh giá sau khi trở lại trạng thái “bình thường mới” sức mua sẽ sớm hồi phục, hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+ cũng chủ động tổ chức các chương trình tuần hàng theo nhiều chủ đề, trong đó tập trung vào nhóm nhu yếu phẩm.

Giám đốc Vận hành VinMart miền Bắc Khúc Tiến Hà cho hay, hệ thống VinMart/VinMart+ đã tăng cường kết nối với các địa phương trên cả nước để thu mua nông sản chất lượng cao, đồng thời tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, các tuần lễ hàng hóa thiết yếu định kỳ 2 lần/tháng, với nhiều ưu đãi, kích thích sức mua của người dân.

Tương tự, nhằm kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm, vừa qua, hệ thống siêu thị GO!, Big C trên toàn quốc triển khai chương trình “Lễ hội ưu đãi”, giảm giá đến 49% đối với hàng nghìn sản phẩm, kèm nhiều quà tặng hấp dẫn. Theo đó, chương trình áp dụng chính sách “mua nhiều giảm nhiều”.

Theo đại diện hệ thống siêu thị GO!, Big C, đây là một trong những chương trình khuyến mãi lớn trong năm của đơn vị, nhằm tạo điều kiện để người tiêu dùng thuận tiện mua sắm với giá ưu đãi, qua đó dần trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch COVID-19. Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu mua sắm chuẩn bị cho các dịp lễ hội cuối năm, hệ thống siêu thị GO!, Big C cũng giảm giá mạnh các mặt hàng thời trang, quần áo, giày dép; đồ dùng gia đình…

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội, để kích cầu tiêu dùng, siêu thị vẫn đang tiếp tục phối hợp cùng các nhà cung cấp thực hiện các chương trình khuyến mãi giảm giá cho các mặt hàng tươi sống, hàng thiết yếu, hàng phòng dịch…, sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản không tiêu thụ được do dịch bệnh.

Ngoài các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, thì sàn thương mại điện tử như Sendo, Shopee, Lazada, Tiki,… cũng tích cực có những chương trình giảm giá, kích cầu tiêu dùng. Theo Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh Lazada Việt Nam Nguyễn Huy Hoàng, mùa lễ hội mua sắm cuối năm sẽ nhận được nhiều sự hưởng ứng hơn khi cả nước đang bước vào giai đoạn "bình thường mới". Do đó, một bộ phận lớn người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm nhiều hơn sau khoảng thời gian giãn cách.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt đang hướng đến chi tiêu hiệu quả, thông minh, thông qua việc lựa chọn mua hàng vào các dịp lễ hội mua sắm lớn như 11/11, Black Friday, 12/12 trên các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, việc thu thập voucher, tích cực tham gia các chương trình mua sắm kết hợp giải trí, game quy đổi ưu đãi cũng mang lại nhiều ưu đãi giúp người dùng tiết kiệm chi tiêu, gắn bó với thương mại điện tử.

(Còn tiếp)

20 địa phương và hiệp hội doanh nghiệp Pháp thúc đẩy hợp tác với các địa phương Việt Nam 20 địa phương và hiệp hội doanh nghiệp Pháp thúc đẩy hợp tác với các địa phương Việt Nam
Ngày 10/11/2021, nhóm Việt Nam tại Hiệp hội các địa phương Pháp đã tổ chức họp các địa phương Pháp có quan hệ hợp tác, kết nghĩa với các địa phương Việt Nam theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của ông Jean-Claude Dardelet, Phó Thị trưởng Toulouse, Chủ tịch nhóm nhằm kiểm điểm tình hình hợp tác và chuẩn bị cho Hội nghị Hợp tác giữa các địa phương Việt – Pháp lần thứ 12 tại Hà Nội vào năm 2022.
Việt Nam nêu bật cuộc chiến COVID, phục hồi kinh tế, vấn đề Biển Đông tại các hội nghị cấp cao khu vực Việt Nam nêu bật cuộc chiến COVID, phục hồi kinh tế, vấn đề Biển Đông tại các hội nghị cấp cao khu vực
Tại các hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, các hội nghị cấp cao ASEAN với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Mỹ, Hội nghị Cấp cao ASEAN + 3 và Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 16 từ ngày 26-28/10, Việt Nam đã nêu bật các vấn đề về ứng phó COVID-19, phục hồi kinh tế sau đại dịch, các vấn đề Biển Đông và Myanmar…
Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất
Với nhiều ưu đãi về thuế quan và được ví như “đường cao tốc” cho doanh nghiệp đến với thị trường EU, nhưng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) không hẳn tạo thuận lợi với tất cả doanh nghiệp và mọi loại hàng hóa. Tuy nhiên, nếu thay đổi và tận dụng, cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội lớn để phát triển kinh tế và vượt qua khó khăn thời kỳ hậu COVID-19.

Theo Baochinhphu.vn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/kich-cau-tieu-dung-noi-dia-giai-phap-phuc-hoi-kinh-te-thu-do-157747.html

In bài viết