Đồng bào vùng cao biên giới Sơn La tham gia lớp học xoá mù chữ

17:48 | 25/11/2021

Ngày 25/11, 47 học viên từ 15-50 tuổi là đồng bào dân tộc H’Mông, bản Cột Mốc, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, Sơn La đã bước vào buổi học đầu tiên của lớp học xóa mù chữ. Đây là lớp học do Đồn Biên phòng Chiềng Sơn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) phối hợp tổ chức.
Biên phòng Quảng Bình trao tặng trang bị, vật tư y tế trị giá 400 triệu cho lực lượng bảo vệ biên giới Lào Biên phòng Quảng Bình trao tặng trang bị, vật tư y tế trị giá 400 triệu cho lực lượng bảo vệ biên giới Lào
Ngày 23/11, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã trao các vật chất, trang bị, vật tư y tế tặng lực lượng Đại đội Biên phòng 316, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muộn (Lào).
Các đồn Biên phòng Kon Tum kết nghĩa với xã biên giới để bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia Các đồn Biên phòng Kon Tum kết nghĩa với xã biên giới để bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
Trong không khí của ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, từ ngày 16 đến ngày 18/11, 14/16 đồn Biên phòng của BĐBP tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ kết nghĩa với 11 xã biên giới, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ đoàn kết gắn bó, sẻ chia và giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Học viên của lớp học đợt này chủ yếu là phụ nữ của bản và cũng đều là trụ cột lao động chính của gia đình. Cũng do trước đây điều kiện gia đình và phong tục tập quán nên trẻ em nữ trong bản không được đi học. Bà con nhân dân ở đây đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng Sơn và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tuyên truyền, vận động tham gia lớp học xóa mù chữ.

Thượng tá Đào Mạnh Tưởng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La thông tin: Mục tiêu của lớp học sẽ giúp các học viên biết đọc, biết viết, sau này biết tham khảo những sách hướng dẫn sản xuất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Đồng bào vùng cao biên giới Sơn La tham gia lớp học xoá mù chữ
Lớp xóa mù chữ tại bản Cột Mốc cho 47 đồng bào dân tộc H’Mông. Ảnh: Báo Nhân dân

Đảm nhiệm giảng dạy lớp học là 2 thầy giáo quân hàm xanh thuộc Đồn Biên phòng Chiềng Sơn và hai giáo viên của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Tân Xuân.

Những đồng chí đứng lớp đều là những đồng chí biết song ngữ (tiếng phổ thông và tiếng H’Mông). Khi giảng dạy bằng tiếng phổ thông học viên không hiểu có thể giải thích bằng tiếng H’Mông.

Thời gian học tập từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày. Theo kế hoạch, lớp học sẽ thực hiện chương trình học từ lớp 1 đến lớp 3.

Hiện nay trên địa bàn xã đang còn nhiều người chưa biết chữ. Các đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp, khảo sát và mở các lớp học xóa mù chữ để góp phần nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống của đồng bào các bản vùng cao biên giới thuộc xã Tân Xuân.

Trong ba năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai thực hiện Chương trình xây dựng xã hội học tập vùng biên giới. Nhờ đó đã góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và nâng cao được chất lượng công tác xóa mù chữ, nhất là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại địa phương.

PGS, TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết, qua ba năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng xã hội học tập vùng biên giới, đến nay đã mở được 31 lớp xóa mù chữ tại các xã vùng biên cho gần 1.000 học viên với 100% là đồng bào dân tộc thiểu số.

Để có được những lớp học như vậy, Thượng tá Đào Mạnh Tưởng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cho biết trên báo Sơn La: Với mong muốn duy trì và vận động được bà con tham gia đầy đủ các lớp học xóa mù chữ, lực lượng biên phòng phải ngày đêm bám bản để tuyên truyền, giải thích. Có những địa bàn, anh em phải tranh thủ buổi tối sau giờ bà con đi nương, hay phối hợp các già làng, người có uy tín đến từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân. Nhiều hộ cán bộ, chiến sĩ phải đi lại ba, bốn lần mới vận động thành công và sau đó không chỉ một người tham gia mà cả vợ chồng cùng xin tham gia lớp xóa mù chữ.

Là một trong những tỉnh Tây Bắc có đường biên giới giáp với nước bạn Lào, khu vực biên giới của Sơn La có gần 27.000 người thuộc 286 bản của sáu huyện, trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H’Mông, Khơ Mú, Sinh Mun, Tày và Lào cùng sinh sống. Cũng do điều kiện khó khăn, cho nên trẻ em tại các bản ít có điều kiện được quan tâm, chăm sóc. Đáng chú ý là phụ nữ thuộc một số dân tộc thiểu số do phong tục cũ cho nên từ nhỏ đã không được đi học, đến tuổi lấy chồng cũng không biết tiếng phổ thông.

Việt Nam - Lào: Hợp tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia Việt Nam - Lào: Hợp tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia
Tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vừa diễn ra hội đàm đánh giá kết quả hợp tác giai đoạn 2020-2021 và ký biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2021-2022 giữa Công an Quảng Trị (Việt Nam) với Công an các tỉnh Savannakhet, Salavan và Champasac (nước CHDCND Lào).
130 giáo viên kiều bào từ 20 quốc gia tham dự Lễ khai mạc lớp tập huấn giảng dạy tiếng Việt 130 giáo viên kiều bào từ 20 quốc gia tham dự Lễ khai mạc lớp tập huấn giảng dạy tiếng Việt
Ngày 6/11/2021, gần 130 giáo viên kiều bào từ 20 quốc gia (Áo, Ba Lan, Belarus, Bỉ, Mỹ, Canada, Đức…) đã tham gia Lễ khai mạc lớp tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở địa bàn châu Âu – Bắc Mỹ.

Bình Yên

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dong-bao-vung-cao-bien-gioi-son-la-tham-gia-lop-hoc-xoa-mu-chu-157559.html

In bài viết