Nhà báo Etcetera Nguyễn: Nhận thức của các Việt kiều Mỹ đều thay đổi khi đến Trường Sa

10:36 | 02/02/2022

Anh Etcetera Nguyễn (hay còn gọi là Trường Nguyễn, Việt kiều Mỹ, một nhà báo - họa sĩ). Từng là Tổng thư ký của báo Việt Weekly tại Mỹ, những năm gần đây, anh Etcetera về sống và làm việc tại Việt Nam. Hiện anh là Chủ nhiệm kiêm phóng viên kênh Vietnam Today Tivi. Anh đã đi rất nhiều, đến hầu như mọi miền đất nước, và 4 lần anh ra Trường Sa. Trong buổi giao lưu toạ đàm "Kiều bào với biển đảo" anh chia sẻ, chuyến đi Trường Sa đánh dấu khúc chuyển trong cuộc đời hoạt động của anh và rất nhiều kiều bào Mỹ khác.
600 lượt kiều bào đi thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 600 lượt kiều bào đi thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1
Ngày 20/11, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Chương trình giao lưu, tọa đàm “Kiều bào với biển đảo Việt Nam”. Chương trình diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 30 điểm cầu tại Việt Nam và trên thế giới.
Việt Nam phản đối và yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động trái phép ở Ba Bình, Trường Sa Việt Nam phản đối và yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động trái phép ở Ba Bình, Trường Sa
Ngày 18/11/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin tàu ngầm Đài Loan tham gia tập trận hải quân ở Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

- Xin anh cho biết, cảm nhận của mình trước và sau 4 lần ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 như thế nào?

Trong đời người có thể ra thăm Trường Sa là một điều vinh dự và tự hào. Trong 8 chuyến đi của kiều bào ra thăm quần đảo Trường Sa do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức, tôi may mắn được tham gia 4 chuyến đi. Đó là vào năm 2012, năm 2014, năm 2015 và năm 2018.

Ở bên Mỹ, trong cộng đồng chống Cộng, họ cho rằng, đảo Việt Nam đã được bán hết và không còn đảo. Vì thế, trong thâm tâm tôi lúc đó dù rất hào hứng, hồi hộp nhưng cũng có một chút hoài nghi, do dự, nhưng sau chuyến đi ra thăm Trường Sa đầu tiên ấy, nhận thức tôi đã hoàn toàn thay đổi.

Là người làm báo, đưa tin với trọng trách đi tìm sự thật, chính sự thật trong chuyến đi Trường Sa này khiến chúng tôi khi trở về Mỹ đã thực hiện liên tục các số báo về Trường Sa để đăng hàng tuần. Bên cạnh đó, chúng tôi còn triển lãm 200 bức ảnh về Trường Sa. Điều này làm cho góc nhìn của cộng đồng người Việt tại Mỹ có cái nhìn thay đổi rõ rệt, làm cho mọi người tin tưởng biển đảo của Việt Nam luôn luôn được bồi đắp, gìn giữ và bảo vệ. Đó là thay đổi lớn chính trong tôi và rất nhiều kiều bào Mỹ.

Vào tháng 6/2014, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong thềm lục địa ở Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tôi được tham gia chuyến đi 5 ngày ra ngoài quần đảo Hoàng Sa cùng với đoàn báo chí quốc tế. Nhờ những chuyến đi trước đó, tôi có đủ niềm tin, tự tin và đưa ra ý kiến tranh luận, thảo luận với các nhà báo quốc tế trong chuyến đi đó.

4 chuyến chuyến đi ra quần đảo Trường Sa đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều tình cảm. Ngoài việc ghi lại cho bản thân mình những trải nghiệm ở những vùng đảo, nhà giàn đi qua, những chuyến đi khiến tôi trân trọng giá trị lịch sử và những hy sinh lớn lao của những thế hệ quân dân Việt bám biển, giữ đảo.

Chúng ta tự hào có biển đảo đẹp, nhưng nếu chúng ta chưa ra đảo thì không thể hình dung được sự khó khăn của quân và dân trên đảo. Chính vì thế, chúng ta càng phải biết ơn và trận trọng những chiến sĩ và những người dân đã gìn giữ biển đảo quê hương.

Nhà báo Etcetera Nguyễn: Nhận thức của các Việt kiều Mỹ đều thay đổi khi đến Trường Sa
Anh Etcetera Nguyễn chia sẻ, chuyến đi Trường Sa đánh dấu khúc chuyển trong cuộc đời hoạt động của anh và rất nhiều kiều bào Mỹ khác.

-Dưới góc nhìn của một người làm báo, anh cảm nhận như thế nào về những tình cảm của kiều bào ra thăm Trường Sa?

Những kiều bào tham dự các chuyến đi cùng mình, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, trao đổi, lắng nghe tâm tư suy nghĩ của mọi người. Tôi thấy rằng qua những chuyến đi đó, giúp bà con ở nước ngoài hiểu hơn, tin tưởng hơn vào Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, mỗi lần tôi trở về Mỹ thăm gia đình, bất kỳ kiều bào nào hỏi về Trường Sa, tôi thấy nhận thức của họ đều đã thay đổi, họ tin chắc chắn rằng Đảng và Nhà nước đang hàng ngày bảo vệ biển đảo quê hương.

Trong những chuyến đi đó, chúng tôi tham dự những buổi tượng niệm những anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình vì biển đảo quê hương khiến chúng tôi vô cùng xúc động. Bản thân tôi cũng thực hiện được một tập sách mang tên: “Ký sự Trường Sa và Hoàng Sa”.

-Trong ký sự này có câu chuyện nào mà anh ấn tượng nhất?

Có rất nhiều kỉ niệm không chỉ về cảnh quan, con người nhưng có lẽ đọng lại ấn tượng nhất trong tôi là hình ảnh một phụ nữ trong chuyến đi ra thăm Trường Sa năm 2012. Con gái của người phụ nữ ấy tham gia một tổ chức chống Cộng cực đoan ở hải ngoại. Hình ảnh tôi không bao giờ quên là khi tàu đến quần đảo Trường Sa, bước chân lên đảo, bà đưa tay lên trời và nói: “Biển đảo Việt Nam, biển đảo quê hương tôi”. Sau này khi gặp lại bà, bà nói trong đời bà không bao giờ quên được hình ảnh bà tận mắt chứng kiến biển đảo quê hương như thế nào.

Từ trước tới nay, vấn đề khác biệt quan điểm chính trị về chủ quyền biển đảo giữa trong và ngoài nước rất lớn. Do đó, theo tôi không gì thuyết phục, hiệu quả hơn bằng sự thật, để họ mắt thấy tai nghe. Và như vậy, tôi tin rằng thế hệ thứ hai, thứ ba, lớn lên ở Mỹ là con cháu của bà cũng hoàn toàn thuyết phục.

Có thể nói công tác đưa kiều bào ra thăm Trường Sa của Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có giá trị về mặt tinh thần cho kiều bào mà còn góp phần vào chính sách đại đoàn kết dân tộc.

- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Tấm lòng kiều bào với Trường Sa Tấm lòng kiều bào với Trường Sa
Sau ba năm thực hiện, tháng 5/2021 vừa qua, truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của nữ nhà văn Hiệu Constant - Việt kiều Pháp đã chính thức ra mắt, thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả trong và ngoài nước.
Cha đẻ của bia Cha đẻ của bia "biển đảo": "Thay vì hò dô, hãy hô to Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!"
“Khi biết đây là loại bia đầu tiên lấy tên Trường Sa, Hoàng Sa – hai hòn đảo của Việt Nam, nhưng luôn bị Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố là của họ, đối tác làm vỏ chai ở Mỹ rất cảm động. Họ nói: Cá...

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nha-bao-etcetera-nguyen-nhan-thuc-cua-cac-viet-kieu-my-deu-thay-doi-khi-den-truong-sa-157231.html

In bài viết