Hiệu quả tích cực từ việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN

08:20 | 22/10/2021

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành đẩy mạnh triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại, qua đó đạt được những kết quả nhất định.
Hiệu quả tích cực từ việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN
Hiệu quả từ việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN - Ảnh minh họa

Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến ngày 20/9/2021 Cơ chế một cửa quốc gia đã có 235 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với khoảng 4,1 triệu bộ hồ sơ của gần 49,5 nghìn doanh nghiệp.

Như vậy, sau khoảng 6 năm đi vào vận hành chính thức (từ năm 2014 đến tháng 9/2021), số Bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia đã tăng lên gấp 4 lần, cùng với lượng thủ tục hành chính tăng 39 lần, số lượng doanh nghiệp tham gia tăng khoảng 23 lần và số lương hồ sơ được khai báo tăng khoảng 193 lần.

Kể từ sau cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) vào ngày 22/9/2020, các Bộ, ngành đã triển khai chính thức được 35 thủ tục hành chính, gồm: 8 thủ tục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 18 thủ tục của Bộ Y tế, 01 thủ tục của Ngân hàng Nhà nước, 6 thủ tục của Bộ Công Thương, 2 thủ tục của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các Bộ, ngành cũng đã hoàn thành kiểm tra kết nối, chuẩn bị triển khai chính thức 6 thủ tục mới của Bộ Quốc phòng, tiếp tục nâng cấp/ cập nhật 10 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia.

Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và kết nối ngoài ASEAN, hiện Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Đến ngày 20/9/2021, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là hơn 400 nghìn C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là hơn 1 triệu C/O.

Như vậy, sau gần 4 năm kết nối chính thức (từ tháng 01/2018 đến tháng 09/2021) số lượng chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử được trao đổi qua Cơ chế một cửa ASEAN đã tăng lên 336 lần, từ hơn 04 nghìn C/O trong năm 2018 đến hơn 1,4 triệu C/O đến tháng 9/2021.

Mặt khác, việc trao đổi các chứng từ điện tử theo cam kết trong ASEAN đã được thực hiện. Việt Nam đã hoàn thành việc phát triển các chức năng phục vụ cho việc kiểm thử trao đổi thông tin tờ khai Hải quan ASEAN và đang phối hợp với các nước để kết nối qua môi trường thử nghiệm.

Cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành
Cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành (ảnh minh hoạ)

Theo kế hoạch của ASEAN, Việt Nam sẽ hoàn thành giai đoạn kết nối thử nghiệm trao đổi thông tin tờ khai Hải quan ASEAN trong tháng 10/2021 và kết nối chính thức từ tháng 11/2021. Đồng thời, chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2022.

Cũng liên quan đến triển khai kết nối với đối tác ngoài ASEAN, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á - Âu.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Công Thương tiến hành đàm phán để hoàn thiện các Nghị định thư, thống nhất yêu cầu kỹ thuật và xây dựng hệ thống để trao đổi chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế Á - Âu; đàm phán để trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc.

Bộ cũng sẽ triển khai “Thỏa thuận về việc tạo thuận lợi thông quan sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thông qua việc sử dụng chứng nhận điện tử” giữa Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ các ngành cơ bản (New Zealand) thông qua Cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam.

Thúc đẩy Cơ chế một cửa ASEAN, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu nội khối Thúc đẩy Cơ chế một cửa ASEAN, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu nội khối
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại đến cuối năm 2021.
Chính phủ quyết nhiều giải pháp đặc biệt, cơ chế, chính sách đặc thù để dồn lực chống dịch hiệu quả Chính phủ quyết nhiều giải pháp đặc biệt, cơ chế, chính sách đặc thù để dồn lực chống dịch hiệu quả
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết 86 của Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội khóa XV, trong đó áp dụng một số nội dung khác với quy định của luật. Dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp, biến chủng Delta nguy hiểm hơn, phát tán mạnh hơn. Việc chống dịch lần này là chưa có tiền lệ.
Việt Nam và Nhật Bản phối hợp chặt chẽ để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP Việt Nam và Nhật Bản phối hợp chặt chẽ để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP
Ngày 26/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi điện đàm với ông Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Phục hồi kinh tế của Nhật Bản để thảo luận một số nội dung liên quan đến Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hieu-qua-tich-cuc-tu-viec-thuc-hien-co-che-mot-cua-asean-156113.html

In bài viết