Việt Nam lọt top quốc gia dẫn đầu châu Á về đảm bảo sự tham gia của trẻ em gái vào đời sống chính trị

07:30 | 06/11/2021

Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu khu vực châu Á về đảm bảo sự tham gia của trẻ em gái vào đời sống chính trị và chính sách, theo báo cáo "Trẻ em gái khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2021: Tiếng nói, Lựa chọn và Sức mạnh" của Plan International.
Ninh Bình: người ăn xin, trẻ em lang thang sẽ có nơi đón Tết Ninh Bình: người ăn xin, trẻ em lang thang sẽ có nơi đón Tết
Nhiều món quà sẽ đến với trẻ em nghèo trong chương trình Nhiều món quà sẽ đến với trẻ em nghèo trong chương trình "Mùa xuân cho em"
Việt Nam lọt top quốc gia dẫn đầu châu Á về đảm bảo sự tham gia của trẻ em gái vào đời sống chính trị
Báo cáo Trẻ em gái khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2021: Tiếng nói, Lựa chọn và Sức mạnh tiếp nối Báo cáo năm 2020 của tổ chức Plan International về khả năng lãnh đạo của trẻ em gái và phụ nữ trẻ trong khu vực.

Nghiên cứu của Plan International cho thấy, trong số 19 nước khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ 4 về tổng chỉ số với 0,712 điểm, giảm so với mức điểm 0,721 công bố năm 2020. Tuy nhiên, Việt Nam dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực luật pháp và chính sách và đứng thứ hai trong lĩnh vực khả năng đại diện và tiếng nói chính trị.

Lĩnh vực luật pháp và chính sách được tính toán dựa trên các chỉ số về thừa kế, trả lương bình đẳng, quấy rối tình dục, kết hôn trẻ em, và bạo lực gia đình. Ở lĩnh vực này, Việt Nam đạt 1,000 điểm, đứng đầu khu vực châu Á cùng với Phi-líp-pin và Thái Lan.

Lĩnh vực khả năng đại diện và tiếng nói chính trị được tính toán dựa trên các chỉ số về tỉ lệ đại diện trong quốc hội, sự bình đẳng khi làm chứng trước tòa, và tỉ lệ đăng ký khai sinh cho trẻ em gái. Ở lĩnh vực này, Việt Nam đạt 0,773 điểm, xếp thứ hai khu vực châu Á sau Singapore.

Các chỉ số sức khỏe và giáo dục của Việt Nam cũng tăng so với chỉ số công bố năm 2020. Trong khi chỉ số về bảo vệ không thay đổi, chỉ số cơ hội Kinh tế của trẻ em gái Việt Nam giảm nhẹ, đứng thứ 10 trong khu vực.

Báo cáo Trẻ em gái khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2021 nhấn mạnh rằng hoạt động xã hội của giới trẻ ở châu Á - Thái Bình Dương có vai trò thiết yếu trong đảm bảo bình đẳng giới và quyền lãnh đạo của trẻ em gái, qua đó khuyến khích các chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ trẻ phát triển và nêu lên tiếng nói của mình.

Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em với mô hình Hội đồng trẻ em

Việt Nam lọt top quốc gia dẫn đầu châu Á về đảm bảo sự tham gia của trẻ em gái vào đời sống chính trị
Đảm bảo quyền tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm trẻ em gái và phụ nữ trẻ, là một ưu tiên hoạt động của Plan International tại Việt Nam. Một trong những hoạt động tiêu biểu mà Plan International đã thực hiện là mô hình Hội đồng trẻ em.

Hội đồng trẻ em (HĐTE) là đại diện của trẻ em trên địa bàn định kỳ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng với các đại biểu, các lãnh đạo của địa phương về những vấn đề liên quan đến trẻ. Giai đoạn từ 7/2020 đến 6/2021, 372 trẻ em tiêu biểu (trong đó 162 trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 43.5%) là thành viên của 10 HĐTE, đại diện cho hơn 983,000 trẻ em của 5 tỉnh dự án của Plan đã tổng hợp hơn 14,880 ý kiến từ các bạn trên địa bàn các thành viên HĐTE sinh sống và học tập về các vấn đề liên quan đến trẻ.

Em Ánh Dương, Chủ tịch Hội đồng trẻ em huyện ở Hà Giang chia sẻ: “Tham gia HĐTE huyện, em có dịp đại diện bày tỏ ý kiến của các bạn thiếu niên nhi đồng trong toàn huyện. Chúng em mong rằng các bác lãnh đạo sẽ quan tâm giúp đỡ chúng em để chúng em có thể phát triển toàn diện trong môi trường tốt nhất, và tổ chức nhiều buổi tiếp xúc để chúng em có thể bày tỏ nguyện vọng của mình.”

Em Nể, dân tộc Mông, thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Lai Châu cho biết: “Nhờ tham gia HĐTE, em đã biết được các quyền lợi của trẻ em, trong đó có quyền được chủ động nói lên tiếng nói của mình. Em đã tích cực tuyên truyền cho các bạn cùng trang lứa ở nơi mình sinh sống để các bạn học tập và hiểu thêm về quyền của trẻ em, từ đó dần dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.”

Mô hình HĐTE được Cục Trẻ Em, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá là mô hình phát huy sự tham gia của trẻ vào các vấn đề liên quan đến các em tại địa phương từ trong gia đình, nhà trường và tại cộng đồng nơi trẻ sinh sống. Mô hình giúp các em phát triển toàn diện; đồng thời là cầu nối giúp lãnh đạo các tỉnh, thành phố, quận, huyện và các ngành, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực trẻ em nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em, tạo sự chuyển biến nhận thức các cấp, các ngành và toàn xã hội về trách nhiệm thực hiện các mục tiêu vì trẻ em.

Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của trẻ em

Chào mừng ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Plan International Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động trao quyền cho trẻ em gái. Các em được trải nghiệm vị trí lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau và trao đổi với lãnh đạo các tổ chức, công ty về những thách thức và thành tựu mà các em đã cùng tổ chức Plan International Việt Nam đạt được trong một năm qua, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Các em gái cũng đồng hành cùng tổ chức Plan International kêu gọi mọi người ký vào thư ngỏ kêu gọi thúc đẩy tăng cường kiến ​​thức kỹ thuật số cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, nhằm hướng tới xây dựng một môi trường không gian số an toàn và không có sự phân biệt.

Năm 2022: Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP 6 - 6,5%; đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm mũi tăng cường Năm 2022: Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP 6 - 6,5%; đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm mũi tăng cường
Hỗ trợ 14,68 tỷ đồng cho 3.321 trẻ em trong đại dịch COVID-19 Hỗ trợ 14,68 tỷ đồng cho 3.321 trẻ em trong đại dịch COVID-19

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-lot-top-quoc-gia-dan-dau-chau-a-ve-dam-bao-su-tham-gia-cua-tre-em-gai-vao-doi-song-chinh-tri-155686.html

In bài viết