Chính phủ quy định tạm thời 'Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19'

22:11 | 12/10/2021

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc
Theo thông tin từ cuộc họp sáng 9/10 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.
Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 29/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt. Quyết định này quy định về mức, thời gian và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư.
Chú thích ảnh
Sóc Trăng đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao, tiến tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng. Ảnh: Chanh Đa/TTXVN.

Nghị quyết hướng đến mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.

Trong khi tỷ lệ bao phủ vaccine đang được đẩy nhanh nhưng chưa đạt độ bao phủ toàn dân và các loại thuốc điều trị COVID-19 đang được phát triển, đưa vào sử dụng nhưng chưa có thuốc đặc trị; nhằm đảm bảo sự thống nhất thực hiện theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Quan điểm đặt ra là bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của đất nước; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tắc cho lưu thông, sản xuất.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.

Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.

Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội.

Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vaccine, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vaccine, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”.

Có 4 cấp độ dịch: Cấp 1 là nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 là nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3 là nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4 làguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch dựa vào tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vaccine (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung). Bộ Y tế hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch.

Căn cứ vào Hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá và xác định cấp độ dịch và tình hình dịch trên địa bàn, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển đổi cấp độ dịch. Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.

Các biện pháp y tế bao gồm cách ly y tế, xét nghiệm, thu dung, điều trị, tiêm chủng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế ở tất cả các cấp độ. Theo đó, quy định hướng dẫn cụ thể các biện pháp áp dụng với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân. Điều nổi bật là trong cả 4 cấp độ dịch, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh vẫn được hoạt động; cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng được hoạt động nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Áp dụng điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 nhưng phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị tại địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người nhiễm COVID-19. Quy định này được áp dụng thống nhất trong toàn quốc.

Căn cứ vào các hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố quyết định các biện pháp hành chính phù hợp và có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định của trung ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của nhân dân.

Trường hợp các quy định, hướng dẫn của Trung ương không phù hợp, khả thi thì kịp thời báo cáo cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn. Cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn phải có chỉ đạo ngay để tháo gỡ vướng mắc đồng thời nghiên cứu sửa đổi quy định, hướng dẫn.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch) nhanh nhất, ở phạm vi hẹp nhất có thể và triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ y tế để người dân yên tâm tuân thủ các quy định phòng, chống dịch. Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại Quy định này thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.

Nghị quyết cũng giao các bộ, ngành, ban hành hướng dẫn mới hoặc cập nhật, sửa đổi các hướng dẫn đã ban hành và tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện đảm bảo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực để các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân triển khai áp dụng.

Kịp thời tháo gỡ ngay khó khăn, xử lý các vấn đề đột xuất, phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch cho các địa phương. Thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đúng quy định; công khai, minh bạch; đảm bảo tiết kiệm và phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng. Khen thưởng kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19.

Tạm thời không áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ và các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Trường họp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại Quy định này thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.

Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc
Theo thông tin từ cuộc họp sáng 9/10 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.
Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 29/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt. Quyết định này quy định về mức, thời gian và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư.
Bước chuyển hướng chiến lược quyết định hiệu quả trong phòng chống dịch Bước chuyển hướng chiến lược quyết định hiệu quả trong phòng chống dịch
Thực tiễn một tháng qua đã khẳng định việc chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch COVID-19 theo các Công điện của Thủ tướng Chính phủ là quyết định quan trọng, kịp thời, hiệu quả. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 được kiện toàn do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, việc lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chuyên sâu , việc tổ chức thực hiện có hiệu quả đã giúp tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng chống dịch trên cả nước, nhất là tại các tỉnh, thành phố phía nam.

Theo Báo Tin Tức/TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chinh-phu-quy-dinh-tam-thoi-thich-ung-an-toan-linh-hoat-kiem-soat-hieu-qua-dich-covid-19-153411.html

In bài viết