Các tổ chức quốc tế, PCPNN góp phần bảo tồn và phát triển du lịch bền vững tại Cao nguyên đá Đồng Văn

07:34 | 09/10/2021

Đại dịch COVID-19 đã khiến cán cân du lịch có nhiều thay đổi, đặt ngành công nghiệp "không khói" vào thế buộc phải chuyển mình. Nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Giang đã đánh giá lại nguồn tài nguyên du lịch sẵn có để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao mang đậm bản sắc dân tộc.
Du lịch phải khôi phục và phát triển trong trạng thái “sống chung” với COVID-19 Du lịch phải khôi phục và phát triển trong trạng thái “sống chung” với COVID-19
Ngành du lịch sẽ triển khai chiến dịch truyền thông kích cầu du lịch với thông điệp “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và “Du lịch Việt Nam an toàn hấp dẫn”; thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc (Kiên Giang).
Khởi nghiệp từ văn hóa truyền thống dân tộc Khởi nghiệp từ văn hóa truyền thống dân tộc
Đó là ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên tại vòng bán kết cuộc thi Startup Kite 2021 do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc UNFPA đã phát động.

Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

“Đến Đồng Văn, Hà Giang, tôi đã được khám phá một vùng đất mới mẻ với nền văn hóa, ẩm thực độc đáo và hấp dẫn... Tôi tin rằng, mỗi người dân Hàn Quốc khi đặt chân đến đây đều sẽ phải lòng mảnh đất này. Tôi chắc chắn sẽ giới thiệu Hà Giang đến với người dân Hàn Quốc và nếu có dịp, nhất định tôi sẽ quay trở lại”, Jung Rina phóng viên của báo ASIA TODAY Hàn Quốc cho biết khi ngắm những ruộng hoa tam giác mạch ở Hà Giang.

Đồng Văn là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Nơi này vừa có phố cổ Đồng Văn, vừa có chợ phiên và con đèo Mã Pí Lèng, Cổng trời Quản Bạ nổi tiếng. Và đặc biệt là Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những cao nguyên rộng lớn nằm ở phía Bắc nước ta. Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ đã tồn tại từ 400 – 600 triệu năm.

Vùng đất địa đầu của tổ quốc cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, những giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và những mùa hoa đẹp đến nao lòng.

Lang thang trên những nẻo đường Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh tuyệt đẹp của biển mây trên Cổng trời Quản Bạ; Dốc Bắc Sum ngoằn ngoèo, uốn lượn; Thung lũng Sủng Là với những mái nhà tường trình nhỏ nhắn và cánh đồng hoa tam giác mạch dịu dàng; Dinh thự vua Mèo; Cột cờ Lũng Cú; Bãi đá Mặt Trăng,…Giữa muôn trùng núi đá, Cao nguyên đá Đồng Văn còn là nơi chung sống của đồng bào các dân tộc như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô, Pu Péo… với nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp thiên nhiên cùng không gian văn hóa rực rỡ sắc màu và ngập tràn thanh âm đặc trưng của vùng cao Việt Nam. Sự hùng vĩ của núi rừng, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng cùng nền văn hóa và lòng hiếu khách của con người trên Cao nguyên đá tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt. Thiên nhiên tuy khắc nghiệt, đất đai chủ yếu là đá vôi, nhưng chính trong sự khắc nghiệt ấy những bông hoa từ đá, từ nước vẫn trổ bông, tô sắc cho vùng đất Đồng Văn ngày càng tươi đẹp.

Những năm qua, Hà Giang nói chung, huyện Đồng Văn nói riêng, luôn thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Để có kết quả đó, bên cạnh sức hút từ phong cảnh hùng vĩ của thiên nhiên thì văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây chính là động lực thôi thúc mỗi du khách tìm về.

Các tổ chức quốc tế, PCPNN góp phần bảo tồn và phát triển du lịch bền vững tại Cao nguyên đá Đồng Văn
Quán Cà phê Tam giác mạch là không gian thu nhỏ của vùng Cao nguyên đá.

Sau hơn 10 năm quản lý và phát triển Công viên địa chất toàn cầu, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu đã được nâng lên. Công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch và đầu tư cho phát triển văn hóa được đẩy mạnh; việc quy hoạch, phát triển vùng Công viên được quan tâm chú trọng; tiềm năng du lịch được phát huy; các giá trị di sản địa chất và văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn; nhiều làng văn hóa du lịch cộng đồng được xây dựng và hoạt động tương đối hiệu quả; các làng nghề truyền thống được khôi phục, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo dấu ấn riêng của địa phương.

Đến nay, đã có 35 làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với chương trình xây dựng Nông thôn mới và xây dựng sản phẩm du lịch homestay, du lịch trải nghiệm đi vào hoạt động giúp người dân có nguồn thu nhập cao hơn.

Hà Giang đã đầu tư xây dựng Bảo tàng không gian văn hóa các dân tộc vùng Công viên địa chất, với tổng vốn đầu tư 19 tỷ đồng nhằm trưng bày, giới thiệu các di sản địa chất, văn hóa dân tộc bản địa và bảo tồn, phát huy các giá trị di sản địa chất, văn hóa, đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, các huyện vùng Công viên địa chất đều có hệ thống các bảo tàng mini trưng bày tài liệu, hình ảnh, hiện vật giới thiệu và bán các sản phẩm đặc trưng, các sản phẩm OCOP phục vụ khách tham quan, du lịch. Nhiều kiến trúc bản địa truyền thống được bảo tồn như: Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phố cổ Đồng Văn, khu dinh thự Nhà Vương, Chợ phong lưu Khâu Vai, Cột Cờ Lũng Cú; Đề án tổng thể bảo tồn làng dân tộc truyền thống dân tộc Bố Y, thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến đã được lập hồ sơ đề nghị các cấp công nhận di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh trên vùng Công viên địa chất. Công tác bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan được quan tâm.

Phát triển du lịch bằng bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh dịch COVID-19
Khu du lịch H’Mông Village, xã Đông Hà, Quản Bạ là một trong những cảnh quan đẹp nằm trong vùng Cao nguyên đá

Tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác với các tổ chức PCPNN

Hà Giang đã tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Vượt qua 2 kỳ tái đánh giá thành viên mạng lưới vào năm 2014 và 2018. Đồng thời, tham gia ký kết biên bản ghi nhớ với 3 Công viên địa chất về phối hợp, trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng công viên địa chất; tham dự 7 hội nghị chuyên đề về công viên địa chất khu vực châu Á Thái Bình Dương và hội nghị Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu; cử 4 cán bộ tham gia các lớp tập huấn về Công viên địa chất toàn cầu được tổ chức tại Hy Lạp và Trung Quốc.

Tổ chức thành công các hoạt động do UNESCO và Mạng lưới Công viên địa cầu phát động. Đặc biệt, đã chủ động liên kết, mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia nằm trong mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu như: Nhật Bản, Malaysia, Pháp, Đức, Canada, Australia... nhằm xây dựng, bảo tồn và phát triển bền vững Công viên địa cầu.

Cùng với các ban, ngành của tỉnh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hà Giang đã có nhiều hoạt động góp phần trong việc bảo tồn và phát triển du lịch địa phương. Đến nay, đã có 30 tổ chức PCPNN đang có hoạt động triển khai dự án tại tỉnh Hà Giang. Dự án của các tổ chức PCPNN không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân mà còn góp phần bảo tồn và phát triển du lịch địa phương.

Hà Giang đã thiết lập quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc, với Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, xây dựng các chương trình làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với Đại sứ quán, địa phương các nước: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Ailen, Pháp, Đức, Azerbaijan, Nhật Bản, Philippines... Thông qua các buổi làm việc, gặp gỡ, tiếp xúc vận động các Đại sứ quán thúc đẩy quan hệ hữu nghị, làm cầu nối cho tỉnh trong phát triển kinh tế du lịch. Năm 2018, thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với thành phố Moriya, tỉnh Ibaraki (Nhật Bản); thiết lập quan hệ tỉnh kết nghĩa và hợp tác chung trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và giáo dục với tỉnh Benguet (Philippines); năm 2019 thiết lập quan hệ và ký kết thỏa thuận hợp tác lao động thời vụ với tỉnh Boeun, Chungcheongbuk (Hàn Quốc). Nửa đầu nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Hà Giang tổ chức Đoàn đại biểu cấp cao đi thăm và làm việc tại tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga). Qua đó từng bước thiết lập quan hệ hữu nghị giữa hai bên, tiến tới ký kết hợp tác trên các lĩnh vực du lịch.

Hướng đi mới cho du lịch Hà Giang hậu COVID-19

Nhiều chuyên gia khuyến cáo muốn thúc đẩy du lịch phát triển, đưa Cao nguyên đá nói riêng, Hà Giang nói chung trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch cần giải quyết vấn đề về bảo tồn và phát triển, giáo dục cộng đồng, người dân cần nắm vững được thế nào là di sản và cách khai thác di sản bền vững. Cùng với đó là bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Bên cạnh đó, Hà Giang cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình như du lịch mạo hiểm. Du lịch mạo hiểm với các hình thức du lịch caravan (tự lái xe), leo núi, dù lượn, khám phá hang động... đang là sản phẩm du lịch thu hút du khách quốc tế sau dịch COVID-19.

Để phát triển sản phẩm này, việc quản lý điểm đến du lịch mạo hiểm của Hà Giang cần bám vào các quy chuẩn an toàn, sử dụng giải pháp công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế. Đồng thời, trong bối cảnh hiện tại, du lịch mạo hiểm theo nhóm nhỏ sẽ phù hợp với điều kiện về an toàn phòng dịch. Hà Giang cần chú trọng việc quản lý điểm đến, xây dựng lộ trình khép kín để tạo niềm tin, an toàn cho du khách.

Phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh Phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khi làng văn hóa chuyển mình làm du lịch Khi làng văn hóa chuyển mình làm du lịch
Mô hình du lịch cộng đồng, du lịch xanh tại Toom Sara vừa kết hợp tham quan, cùng với đó là hình thức nghỉ dưỡng homestay, trải nghiệm các loại hình truyền thống như dệt thổ cẩm; xem múa cồng chiêng, múa tung tung-da dá; thưởng thức đặc sản Cơ tu như rượu cần Phú Túc, thịt nướng, cơm lam, bánh sừng trâu...

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cac-to-chuc-quoc-te-pcpnn-gop-phan-bao-ton-va-phat-trien-du-lich-ben-vung-tai-cao-nguyen-da-dong-van-153052.html

In bài viết