Tăng cường kiểm soát dịch bệnh, khôi phục vững chắc các hoạt động

08:13 | 28/09/2021

Thời gian tới, TPHCM cần tăng cường kiểm soát dịch bệnh, điều chỉnh tích cực, từng bước khôi phục vững chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường mới.
Kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu để phòng, chống dịch Covid-19 Kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu để phòng, chống dịch Covid-19
Thời gian qua, để phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, BĐBP Lạng Sơn đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, siết chặt các đường mòn, lối mở trên biên giới, khu vực cửa khẩu, kịp thời ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm. Cùng với đó, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu để tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Hoạt động sản xuất công nghiệp của các tỉnh phía nam sụt giảm nghiêm trọng do dịch Covid-19 Hoạt động sản xuất công nghiệp của các tỉnh phía nam sụt giảm nghiêm trọng do dịch Covid-19
Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 8 và 8 tháng năm 2021, hoạt động sản xuất công nghiệp của nhiều địa phương thuộc vùng kinh tế trong điểm phía nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai đã bị sụt giảm nghiêm trọng do ảnh lưởng của đợt dịch Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 4/2021.
Tăng cường kiểm soát dịch bệnh, khôi phục vững chắc các hoạt động

TPHCM sẽ dựa trên đánh giá nguy cơ đến phường, xã, quận, huyện, thành phố Thủ Đức và từng khu phố, tổ dân phố để có biện pháp nới lỏng hay siết chặt giãn cách phù hợp hơn. Ảnh: VGP/Đình Nam

Chiều 27/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện phòng, chống COVID-19 (Tổ Công tác) làm việc với Thường trực Thành ủy TPHCM, Thường trực UBND TPHCM về công tác phòng, chống dịch; góp ý dự thảo Chỉ thị điều chỉnh các biện pháp thích ứng, kiểm soát dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế từ ngày 1/10 (Chỉ thị).

Nới lỏng dựa trên nguy cơ từng khu phố, tổ dân phố

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết đến nay tình hình dịch bệnh được cải thiện qua từng ngày qua khi chỉ số ca nhiễm mới, ca chuyển nặng, số ca tử vong đều giảm đáng kể. Trong 5 ngày qua, Thành phố đã thực hiện đợt xét nghiệm diện rộng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng với tinh thần thần tốc, đồng loạt. Trung bình, mỗi ngày thành phố lấy mẫu xét nghiệm khoảng 2 triệu mẫu. Đến nay, 100% số dân ở vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ), nguy cơ cao (vùng cam) đã được xét nghiệm theo đúng hướng dẫn là 2 ngày/lần, 100% hộ dân ở vùng nguy cơ (vùng vàng), an toàn (vùng xanh) lấy mẫu đại diện 3 lần/ngày. Dự kiến Thành phố hoàn thành đợt xét nghiệm diện rộng theo chỉ đạo của Thủ tướng trước ngày 30/9.

Hiện nay, Thành phố tập trung tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người trên 50 tuổi, những người tham gia các hoạt động kinh tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, các quận, huyện, Thành phố Thủ Đức đang khẩn trương hoàn thiện danh sách và chi trả tiền hỗ trợ đợt 3; cấp phát lương thực, thực phẩm… cho người dân.

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh, khôi phục vững chắc các hoạt động

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi kiến nghị nghị có chiến lược tiêm vaccine để phục vụ mục tiêu mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống… Ảnh: VGP/Đình Nam

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cũng đã thông tin về một số nội dung chính của dự thảo Chỉ thị điều chỉnh các biện pháp thích ứng, kiểm soát dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế từ ngày 1/10 (Chỉ thị)

Cụ thể, TPHCM dự kiến áp dụng các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội tương ứng với mức độ nguy cơ trên địa bàn toàn thành phố, đồng thời dựa trên đánh giá nguy cơ đến phường, xã, quận, huyện, thành phố Thủ Đức và từng khu phố, tổ dân phố để có biện pháp nới lỏng hay siết chặt giãn cách phù hợp hơn.

Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng không nên coi TPHCM như một tỉnh, thành phố bình thường, vì vậy, cần đánh giá nguy cơ ở cấp độ quận/huyện và đến tận cấp độ phường/xã, tổ dân phố để áp dụng các biện pháp nới lỏng, mở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh tương ứng, chứ không áp dụng chung trên toàn Thành phố”.

Việc kiểm soát di chuyển của người dân TPHCM sẽ thực hiện thông qua quét mã QR cá nhân. TPHCM tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát ra, vào thành phố; xét nghiệm định kỳ, thường xuyên tại tất cả các vùng nguy cơ, …

Các doanh nghiệp, cơ sở tổ chức sản xuất, dịch vụ được tự tổ chức xét nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, triển khai phương án bảo đảm an toàn dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế, TPHCM.

Thành phố sẽ tiếp tục duy trì mô hình điều trị 3 tầng, củng cố lại mạng lưới y tế cơ sở; lập khu điều trị riêng biệt bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện tuyến quận, huyện; chuẩn bị lực lượng tiếp cận, tập huấn, chuyển giao tại các trung tâm hồi sức cấp cứu; huy động lực lượng y tế tư nhân…

“Khi mở cửa ra, trụ cột y tế phải được chuẩn bị kỹ lượng về nhân lực, mô hình tổ chức, phương thức hoạt động…”, ông Phan Văn Mãi cho hay.

Lãnh đạo TPHCM cũng đưa ra một số đề xuất đặc thù để từng bước mở lại các hoạt động kinh tế, đồng thời có thêm thời gian nhắm đạt được đầy đủ các tiêu chí theo Hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với COVID-19 của Bộ Y tế sắp được ban hành.

Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác đánh giá với tình hình dịch bệnh hiện nay, TPHCM phải mạnh dạn và tính toán kỹ phương án từng bước mở lại hoạt động trên cơ sở đánh giá đúng về hiệu quả bao phủ vaccine phòng COVID-19 (95% mũi 1, gần 40% mũi 2) đối với việc giảm mạnh số ca chuyển nặng, ca tử vong; năng lực hệ thống điều trị; xét nghiệm…

Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Tổ Công tác đề nghị Thành phố khẩn trương tính toán các tác động liên vùng, đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khi mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống. Đồng thời có đợt tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người lao động ngoại tỉnh ở lại làm việc khi các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phục hồi sản xuất.

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh, khôi phục vững chắc các hoạt động

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố cần phát huy sáng tạo trong từng tình huống, điều kiện cụ thể, tinh thần chủ động của doanh nghiệp, người dân, để từng bước mở lại các hoạt động một cách chắc chắn, an toàn. Ảnh: VGP/Đình Nam.

Ưu tiên phục hồi các nhà máy, doanh nghiệp lớn

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu Chỉ thị phải quán triệt phương châm tăng cường kiểm soát dịch bệnh, điều chỉnh tích cực, từng bước khôi phục vững chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại trạng thái bình thường mới.

Thành phố cần sớm đánh giá lại tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là sau đợt xét nghiệm diện rộng vừa qua theo chỉ đạo của Thủ tướng, từ đó, xác định năng lực xét nghiệm, mức độ lây nhiễm ở các vùng nguy cơ.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dự thảo hướng dẫn của Bộ Y tế dành cho phần lớn các tỉnh, thành phố có quy mô trung bình trên 1 triệu dân, vì vậy, những đề xuất mang tính chất đặc thù của TPHCM cần phải tính toán, phân tích đầy đủ tình hình của đô thị hơn 10 triệu dân, tỷ lệ bao phủ vaccine, năng lực xét nghiệm, điều trị, ý thức của người dân trong thực hiện giãn cách, các biện pháp 5K... Bên cạnh đó, do dịch đã ngấm rất sâu và nặng, nên dù TPHCM mở lại các hoạt động thì vẫn phải thiết lập vành đai an toàn xung quanh khu vực này, kiểm soát chặt người ra vào, không để dịch lây lan ra các địa phương khác.

Trong lộ trình mở lại, Thành phố cần tính toán ưu tiên phục hồi hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp lớn, khu công nghệ cao, một số ngành dịch vụ quan trọng… Các doanh nghiệp, kể cả, hộ kinh doanh, dịch vụ, có trách nhiệm và cần được trao quyền chủ động xây dựng các phương án bảo đảm an toàn dịch bệnh khi hoạt động, trong đó có công tác tổ chức xét nghiệm.

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh, khôi phục vững chắc các hoạt động

TPHCM cần sớm đánh giá lại tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là sau đợt xét nghiệm diện rộng vừa qua theo chỉ đạo của Thủ tướng, từ đó, xác định năng lực xét nghiệm, mức độ lây nhiễm ở các vùng nguy cơ. Ảnh: VGP/Đình Nam

Những vùng xanh, phường xanh có thể xem xét mở lại các hoạt động kinh doanh, sản xuất nếu cả người mua, người bán, người giao dịch đều ở trên cùng địa bàn, đã tiêm vaccine. Người làm việc trong những cơ sở sản xuất, kinh doanh cần được xét nghiệm định kỳ theo quy định của Bộ Y tế.

Thời gian tới, Thành phố tiếp tục củng cố năng lực xét nghiệm, xét nghiệm định kỳ, thường xuyên, nhất là những đối tượng có nguy cơ. Việc quy định người dân tự xét nghiệm phải bảo đảm đủ nguồn sinh phẩm xét nghiệm.

Việc đánh giá nguy cơ dịch bệnh phải xuống đến từng tổ dân phố, khu phố, thậm chí đến hộ gia đình. Hệ thống y tế cơ sở cần được củng cố để theo sát, quản lý sức khỏe từng người dân, từng hộ gia đình. Bất kỳ ai có triệu chứng nguy cơ lây nhiễm phải có nhân viên y tế tiếp cận ngay khi nhận được thông tin, thực hiện xét nghiệm cũng như các các biện pháp thăm khám cần thiết, không để chuyển nặng, tử vong.

“Thành phố cần tuân theo các hướng dẫn, mục tiêu, giải pháp lớn, đồng thời phát huy sáng tạo trong từng tình huống, điều kiện cụ thể, tinh thần chủ động của doanh nghiệp, người dân, để từng bước mở lại các hoạt động một cách chắc chắn, an toàn, kiểm soát dịch bệnh bền vững”, Phó Thủ tướng nói.

Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19 Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, có thể tự tin khẳng định thành phố đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19. Các ca bệnh mới ghi nhận trong những ngày gần đây chủ yếu khu cách ly, khu phong toả.
Thực hiện giãn cách phải kiểm soát dịch trong thời gian 14 ngày Thực hiện giãn cách phải kiểm soát dịch trong thời gian 14 ngày
Công điện ngày 15/9 của Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, xác định mục tiêu và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp để thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày).
Cán bộ nội chính là “thanh bảo kiếm” sắc bén, “lá chắn” vững chắc bảo vệ đất nước Cán bộ nội chính là “thanh bảo kiếm” sắc bén, “lá chắn” vững chắc bảo vệ đất nước
Đây là phát biểu chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sáng 15/9.

Theo Baochinhphu.vn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tang-cuong-kiem-soat-dich-benh-khoi-phuc-vung-chac-cac-hoat-dong-152033.html

In bài viết