Lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

14:51 | 25/09/2021

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 6858/VPCP-KTTH ngày 24/9/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt tại các Bộ, cơ quan, địa phương về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Hỗ trợ 38.000 tỷ cho người lao động và doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp Hỗ trợ 38.000 tỷ cho người lao động và doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp
Những nhóm đối tượng nào ở TP.HCM được nhận hỗ trợ đợt 3? Những nhóm đối tượng nào ở TP.HCM được nhận hỗ trợ đợt 3?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Văn bản của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: Ngày 30/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1447/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Để thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp và người dân liên quan đến từng bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực, phạm vi quản lý được giao, khẩn trương thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt của Bộ, cơ quan, địa phương về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 (Tổ công tác) do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đứng đầu.

Tổ công tác tập trung chỉ đạo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, tích cực nắm bắt, trao đổi, tiếp cận thông tin và kịp thời có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân; chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID-19”, tăng tính chủ động, tự chủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp; lưu ý rà soát cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra “giấy phép con” làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, sinh hoạt của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu định kỳ hằng tháng hoặc khi cần thiết, Tổ công tác kịp thời tổng hợp tình hình giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân theo thẩm quyền của Bộ, cơ quan, địa phương, đề xuất phương án giải quyết vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền (nếu có), báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cũng liên quan tới công tác phòng chống dịch COVID-19, tại Văn bản số 6864/VPCP-CN ngày 25/9/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia khẩn trương rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiện toàn thành viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; đồng thời đề nghị Ban An toàn giao thông các địa phương khẩn trương rà soát, kiện toàn nhân sự theo thẩm quyền nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất thành lập Ban thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (làm việc theo chế độ kiêm nhiệm), trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2021; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tổng kết Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 (trong tháng 11 năm 2021), làm cơ sở để xây dựng Nghị quyết mới của Chính phủ cho giai đoạn 2021 - 2025.

Bộ Giao thông vận tải xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2021.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông gắn với yêu cầu về phòng chống dịch bệnh COVID-19; lưu ý không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch, làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông theo lộ trình từng bước nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 dần chuyển sang trạng thái bình thường mới, bảo đảm thực hiện thống nhất đối với các bộ, ngành, địa phương.

Xây dựng Quy chế báo cáo và hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nghiên cứu, đề xuất định hướng chỉ đạo xử lý các vụ tai nạn giao thông, bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo với nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2021; phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị nội dung và tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự an toàn giao thông 9 tháng năm 2021, định hướng nhiệm vụ quý IV năm 2021.

Sáng 25/9, Hà Nội ghi nhận 4 ca mắc COVID-19 mới Sáng 25/9, Hà Nội ghi nhận 4 ca mắc COVID-19 mới
Sở Y tế Hà Nội thông báo, từ 18h ngày 24/9 đến 6h ngày 25/9, thành phố ghi nhận 4 ca dương tính SARS-CoV-2, đều được cách ly từ trước.
Đã có hơn 505 nghìn ca mắc COVID-19 tại Việt Nam khỏi bệnh Đã có hơn 505 nghìn ca mắc COVID-19 tại Việt Nam khỏi bệnh
Đến 6h sáng 25/9, hơn 505.000 ca COVID-19 tại Việt Nam trong tổng số 736.972 ca mắc đã được chữa khỏi. TP HCM có hơn 40.000 F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế tầng 2 và 3.
Hỗ trợ 38.000 tỷ cho người lao động và doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp Hỗ trợ 38.000 tỷ cho người lao động và doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc sử dụng một phần kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ cho người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp (30.000 tỷ đồng). Người sử dụng lao động được giảm mức đóng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp từ mức 1% xuống bằng 0% quỹ lương hàng tháng của doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng (khoảng 8.000 tỷ đồng).

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lap-to-cong-tac-dac-biet-de-thao-go-kho-khan-cho-dn-nguoi-dan-bi-anh-huong-boi-dich-covid-19-151791.html

In bài viết