Cảnh sát biển Việt Nam: Quy định về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

15:34 | 25/08/2021

Những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Cảnh sát biển Việt Nam đã được mua sắm, trang bị nhiều phương tiện, tàu thuyền, vũ khí, thiết bị kỹ thuật,công cụ hỗ trợ mới, tiên tiến, hiện đại để đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên các vùng biển xa, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt...
Vùng cảnh sát biển 4: Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Cảnh sát biển” Vùng cảnh sát biển 4: Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Cảnh sát biển”
Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay, Vùng Cảnh sát biển 4 thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng; góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh, an toàn vùng biển, đảo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa bàn các tỉnh Tây Nam của Tổ quốc.
Luật Cảnh sát biển góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân trên các vùng biển đảo Luật Cảnh sát biển góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân trên các vùng biển đảo
Sau 2 năm triển hai năm thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Cảnh sát biển khẳng định: việc đưa Luật Cảnh sát biển vào cuộc sống đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc…
Kiểm tra an toàn vũ khí trang bị kỹ thuật trên tàu Cảnh sát biển.
Kiểm tra an toàn vũ khí trang bị kỹ thuật trên tàu Cảnh sát biển.

Quan tâm, đầu tư mua sắm, trang bị vũ khí, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là yếu tố cơ bản để tăng cường sức mạnh của Lực lượng Cảnh sát biển, đồng thời cũng là để bắt kịp xu thế phát triển, phù hợp, tương thích với trang bị của các lực lượng phối hợp trong nước và hợp tác quốc tế.

Thời gian vừa qua, Cảnh sát biển được quan tâm, đầu tư xây dựng theo hướng tiến thẳng lên hiện đại, được trang bị thêm nhiều tàu, thuyền và máy bay, nhất là các gam tàu có độ giãn nước lớn, hiện đại, có thể hoạt động dài ngày trong điều kiện thời tiết phức tạp, có khả năng hiệp đồng tác chiến cao.

Cùng với đó, Cảnh sát biển cũng được trang bị hệ thống chỉ huy điều hành, các phương tiện quan sát, thông tin liên lạc, hệ thống giám sát hiện đại, các thiết bị đảm bảo an toàn cùng các loại vũ khí sát thương và phi sát thương đủ mạnh để phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ huy, điều hành và tuần tra, kiểm soát, xử lý các tình huống, thực thi pháp luật, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Để việc quản lý, khai thác, sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện có một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn và đồng bộ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, tại Điều 15, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã quy định chi tiết việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát biển, như sau:

1. Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và kết quả thu thập được để phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển; phát hiện, bắt giữ, điều tra, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự.

2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát biển Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.

(Trích Điều 15, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Công báo số 1135 + 1136 ngày 22/12/2018)

Việc quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ Cảnh sát biển không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh sát biển mà còn góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Qua đó, xây dựng Lực lượng Cảnh sát biển vững mạnh toàn diện, tiến thẳng lên hiện đại, xứng đáng và xứng tầm là lực lượng nòng cốt, chuyên trách của Nhà nước trong duy trì pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc.

Vùng cảnh sát biển 4: Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Cảnh sát biển” Vùng cảnh sát biển 4: Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Cảnh sát biển”
Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay, Vùng Cảnh sát biển 4 thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng; góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh, an toàn vùng biển, đảo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa bàn các tỉnh Tây Nam của Tổ quốc.
Luật Cảnh sát biển góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân trên các vùng biển đảo Luật Cảnh sát biển góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân trên các vùng biển đảo
Sau 2 năm triển hai năm thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Cảnh sát biển khẳng định: việc đưa Luật Cảnh sát biển vào cuộc sống đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc…
Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng trong hoàn cảnh nào? Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng trong hoàn cảnh nào?
Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định: Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn trên biển.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ca-nh-sa-t-bie-n-vie-t-nam-quy-dinh-ve-su-dung-phuong-tien-thiet-bi-ky-thuat-nghiep-vu-148809.html

In bài viết