Quá trình xây dựng dự thảo và ra đời Luật Cảnh sát biển Việt Nam

15:58 | 22/08/2021

Việc ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ biển, đảo Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp
Thời gian qua, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4 không chỉ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, những chiến sĩ Cảnh sát biển còn thường xuyên tuyên truyền, giúp đỡ ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp trên biển.
Luật Cảnh sát biển: Công cụ sắc bén bảo vệ lợi ích quốc gia Luật Cảnh sát biển: Công cụ sắc bén bảo vệ lợi ích quốc gia
Luật Cảnh sát Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Với 8 Chương, 41 Điều, bộ luật đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc và hoạt động thực thi pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
Cán bộ Cảnh sát Biển Việt Nam phổ biến luật CSB cho ngư dân
Cán bộ Cảnh sát Biển Việt Nam phổ biến luật CSB cho ngư dân

Quá trình xây dựng dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Luật Cảnh sát siển Việt Nam được ban hành từ năm 2018, nhưng dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã được Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển triển khai nghiên cứu, xây dựng từ năm 2015.

Năm 2015, trên cơ sở kết quả khảo sát và tổng kết 17 năm thi hành Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trước những bất cập, hạn chế trong quá trình thi hành Pháp lệnh và yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 4358/QĐ-BQP ngày 19/10/2015 về việc thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Cùng ngày 19/10/2015, Bộ Quốc phòng cũng ban hành Quyết định số 4359/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quôc phòng về việc ban hành Kế hoạch nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Trong 2 năm, 2015 - 2016, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đã tích cực nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam và được Thường vụ Quân ủy Trung ương thông qua.

Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 08/6/2017 của Quốc hội khóa XIV và Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 11/8/2017, Bộ Quốc phòng đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục về soạn thảo dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 về thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập; Kế hoạch Xây dựng dự thảo Luật; xin ý kiến các Bộ, ngành, cụ thể như sau: Tổ chức họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập và xin ý kiến các thành viên về Hồ sơ dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam 03 lần (123 ý kiến đóng góp); tổ chức xin ý kiến các bộ, ngành liên quan; xin ý kiến rộng rãi trong nhân dân (89 ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật, 19 ý kiến đóng góp cho dự thảo Tờ trình).

Đến tháng 12/2017, Bộ Quốc phòng đã hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Ngày 12/12/2017, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định đối với Hồ sơ dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Bộ Quốc phòng đã tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, trình Chính phủ.

Ngày 29/12/2017, tại Phiên họp thường kỳ tháng 12 của Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Chính phủ đã nhất trí thông qua Dự thảo Luật. Tại Nghị quyết số 138/NQ-CP về Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2017, Chính phủ đã giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉnh lý trình Quốc hội theo quy định.

Dấu mốc Luật Cảnh sát biển Việt Nam ra đời

Ngày 30/01/2018, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội. Tham gia hội nghị có đại diện các Bộ, ngành gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở kết quả của Hội nghị, Bộ Quốc phòng đã chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội theo quy định.

Ngày 27/02/2018, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1838/VPCP-PL thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý với nội dung tiếp thu, chỉnh lý của Bộ Quốc phòng đối với dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình Quốc hội về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Ngày 07/3/2018, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã ký Tờ trình số 72/TTr-CP về Dự án luật Cảnh sát biển để gửi Quốc hội.

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội và sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 29/3/2018, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã tổ chức Phiên họp toàn thể để thẩm tra dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam theo Tờ trình số 72/TTr -CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ.

Ngày 31/5/2018, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã ban hành Báo cáo thẩm tra dự án Luật để trình Quốc hội.

Tại Kỳ họp thứ 5, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì phối hợp với Ban soạn thảo, cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật.

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển thể hiện quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao trên vùng biển chủ quyền
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển thể hiện quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao trên vùng biển chủ quyền

Sau nhiều phiên thảo luận và nhiều lần giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, ngày 05/11/2018, Quốc hội đã thảo luận phiên cuối cùng tại hội trường về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Trên cơ sở các nội dung thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp thứ 6.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, chiều 19/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam và biểu quyết thông qua Luật này. Sau khi nghe trình bày Báo cáo Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam với 467 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,29% tổng số đại biểu Quốc hội.

Sáng ngày 11/12/2018, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm chính thức thông báo Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 Luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 trong đó có Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo đó, Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 gồm 8 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019. Luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc Quốc hội ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam thể hiện tuyên bố mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp pháp luật, hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế.

Việc ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ biển, đảo Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc để cảnh sát biển Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị trí, vai trò tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp
Thời gian qua, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4 không chỉ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, những chiến sĩ Cảnh sát biển còn thường xuyên tuyên truyền, giúp đỡ ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp trên biển.
Luật Cảnh sát biển: Công cụ sắc bén bảo vệ lợi ích quốc gia Luật Cảnh sát biển: Công cụ sắc bén bảo vệ lợi ích quốc gia
Luật Cảnh sát Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Với 8 Chương, 41 Điều, bộ luật đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc và hoạt động thực thi pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tới người dân Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tới người dân
Để góp phần đưa Luật Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam vào cuộc sống, thời gian qua, Bộ tư lệnh (BTL) Vùng CSB 4 đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó nổi bật là tổ chức Chương trình "CSB đồng hành với ngư dân" kết hợp tuyên truyền, phổ biến luật cho nhân dân trên địa bàn.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/qua-trinh-xay-dung-du-thao-va-ra-doi-luat-canh-sat-bien-viet-nam-148519.html

In bài viết