THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Ngoại giao vaccine chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước

16:22 | 17/08/2021

Những kết quả của chiến lược “ngoại giao” vaccine thời gian qua đã mang tới những kết quả tích cực cho công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tiêm chủng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, tăng cường năng lực hệ thống y tế.
Triển khai công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở Afghanistan Triển khai công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở Afghanistan
Ngày 15/8, liên quan đến tình hình công dân Việt Nam ở Afghanistan, Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán xây dựng kế hoạch, sẵn sàng tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.
Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1399/QĐ-TTg ngày 13/8/2021 thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác.

Trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp do chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh nên không được ưu tiên phân phối vaccine. Tuy nhiên, khi đợt bùng phát dịch thứ 4 lan rộng và gây ra những hậu quả lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, Việt Nam không ngần ngại đề cập thẳng thắn về vấn đề vaccine với các quốc gia bạn bè, đối tác và đều được thế giới lắng nghe.

Đến tháng 11/2021, tốc độ tiêm vaccine COVID-19 của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đến hết ngày 18/12/2021, Việt Nam tiêm được hơn 138 triệu liều vaccine COVID-19. Tính trên tổng dân số, cả nước đã có hơn 77% người dân đã được tiêm vaccine, trong đó hơn 63% đã được tiêm đủ liều.

Đạt một số kết quả tích cực là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, công tác ngoại giao vaccine vừa qua. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã có nhiều cuộc điện đàm, gặp gỡ, tiếp xúc với lãnh đạo các nước, tổ chức các quốc tế, các doanh nghiệp lớn về dược phẩm/ y tế. Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác về ngoại giao vaccine.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã đích thân thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao các nước như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình… nhằm thúc đẩy “ngoại giao” vaccine cũng như các hợp tác chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine…

Ngoại giao vaccine chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Cuộc họp đầu tiên của Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine.

Ngày 25/9, chuyên cơ đưa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trở về từ New York, Mỹ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài sau chuyến công du tới Cuba và dự Phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 76.

Sau khi chuyên cơ hạ cánh, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận vaccine, trang thiết bị và vật tư y tế phòng chống dịch COVID-19 được chuyển về Việt Nam cùng đoàn công tác của Chủ tịch nước.

Những kiện hàng lớn gắn quốc kỳ cờ Việt Nam và Cuba, bên trong chứa 1,05 triệu liều vaccine mà đất nước Cuba anh em bàn giao cho nước ta đã được các phương tiện chuyên dụng bốc dỡ khỏi chuyên cơ. Ngoài 1,05 triệu liều trên, trong khuôn khổ chuyến công du, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký kết mua 10 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Abdala của Cuba.

Ngoài 1,05 triệu liều vaccine Abdala của Cuba, trong khuôn khổ chuyến công du của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Mỹ cũng tiếp tục cam kết viện trợ một số lượng lớn vaccine cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX trong kỳ phân bổ sắp tới.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đã làm việc với công ty Pfizer và được cam kết chuyển đủ 31 triệu liều vaccine đã ký hợp đồng với Việt Nam ngay trong năm 2021 và 20 triệu liều vaccine cho trẻ em khi có đầy đủ dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cũng đã thực hiện các cuộc điện đàm với lãnh đạo hơn 20 quốc gia, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, cung cấp vaccine, đề nghị WHO, COVAX, AstraZeneca, Pfizer… đẩy nhanh tiến độ bàn giao vaccine theo các hợp đồng, thỏa thuận đã có…

Vận động vaccine là trọng tâm hàng đầu trong triển khai công tác đối ngoại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp bà Aurélia Nguyen, Giám đốc điều hành Chương trình Tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX.

Trong chuyến tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và thăm làm việc tại Vương quốc Anh, từ ngày 31/10 - 3/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với với Tập đoàn AstraZeneca. Đó là việc Việt Nam đã ký kết hợp đồng thương mại mua hơn 25 triệu liều vaccine Covid-19 của tập đoàn này. Lô vaccine đầu tiên trong thỏa thuận mới ký kết sẽ được bàn giao một phần ngay trong tháng 12 năm nay để giúp cho tiến trình thích ứng an toàn với dịch của Việt Nam. Thêm vào đó, AstraZeneca cam kết đầu tư 2.000 tỷ đồng (90 triệu USD) hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm, giúp bệnh nhân tiếp cận tốt hơn với thuốc chất lượng cao được sản xuất ngay tại Việt Nam.

Bên cạnh sự quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ban, ngành, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các Hội hữu nghị, tổ chức phi chính phủ các nước đã tích cực tham gia ngoại giao vaccine.

PGS.BS Đoàn Đào Viên, Đại học Y khoa Riverside, Đại học California, Hoa Kỳ, Giám đốc Tổ chức phi chính phủ Good Samaritan Medical and Dental Ministry (GSMDM) hoạt động tại Việt Nam trong 20 năm qua đã tạo trang web vận động Chính phủ Mỹ hỗ trợ vaccine cho Việt Nam. Luật sư Võ Đức Duy, việt Kiều ở Mỹ đã đàm phán mua 500.000 lọ vaccine Moderna tặng cho người dân thành phố Hồ Chí Minh…

Vận động vaccine là trọng tâm hàng đầu trong triển khai công tác đối ngoại
Đại diện Hội Hữu nghị Pháp -Việt trao quyên góp ủng hộ quỹ vaccine Việt Nam.

Cũng thể hiện sự đoàn kết truyền thống với đất nước và nhân dân Việt Nam, Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV) vừa quyên góp mạnh mẽ để có nguồn tiền hỗ trợ chính phủ Việt Nam mua vaccine nhưng đồng thời vận động Tổng thống Pháp, các nhóm nghị sĩ hữu nghị tại Thượng viện và Quốc hội Pháp để Việt Nam có được bản quyền công nghệ, qua đó có thể tự sản xuất được vaccine và từ đó chấm dứt được đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Nhờ sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cả hệ thống chính trị, công tác tiêm chủng vaccine cho người dân để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng đã được Việt Nam triển khai nhanh chóng và đạt được những kết quả tích cực bước đầu cũng như tạo tiền đề để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Xa hơn nữa, việc nước ta có thể tự sản xuất vaccine, chủ động nguồn cung cấp từ năm 2022 trở đi và có thể xuất khẩu ra thế giới là điều người dân Việt Nam có thể tin tưởng và chờ đợi.

Đối ngoại 6 tháng đầu năm được triển khai chủ động, linh hoạt, sáng tạo Đối ngoại 6 tháng đầu năm được triển khai chủ động, linh hoạt, sáng tạo
Ngày 12/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng công tác 6 tháng cuối năm 2021. Hội nghị xác định những phương hướng lớn cần ưu tiên trong công tác 6 tháng cuối năm 2021.
Hội thảo khoa học của Bộ Ngoại giao: làm rõ 4 vấn đề lớn về đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII Hội thảo khoa học của Bộ Ngoại giao: làm rõ 4 vấn đề lớn về đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XIII
Ngày 30/6, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, đẩy mạnh xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII”.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngoai-giao-vaccine-chu-truong-dung-dan-cua-dang-va-nha-nuoc-147959.html

In bài viết