Cúng rằm tháng 7: Chỉ nên dùng lễ chay, hiệu quả nhờ hành thiện

10:40 | 14/08/2021

Ngày Vu Lan là ngày báo hiếu, nhiều người nghĩ rằng sẽ phải đốt nhiều tiền mã, dâng mâm lễ mặn để người âm được hoan hỉ. Đó là quan niệm sai lệch. Các chuyên gia sẽ giải đáp, hướng dẫn thêm về cách sắm lễ, bày lễ và lời văn cúng, cách cúng…
Cúng rằm tháng 7: Sắm lễ chủ yếu nhờ giao hàng Cúng rằm tháng 7: Sắm lễ chủ yếu nhờ giao hàng
Ngày Vu Lan là ngày báo hiếu, nhiều người nghĩ rằng sẽ phải đốt nhiều tiền mã, dâng mâm lễ mặm để người âm được hoan hỉ. Việc này hiện đang bị hiểu sai lệch, các chuyên gia sẽ giải đáp chính xác vấn đề này.
Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu? Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu?
Một số người quan niệm rằng tháng 7 âm lịch là tháng báo hiếu tổ tiên và làm việc thiện, nên không cần lựa chọn ngày giờ. Theo ý kiến chuyên gia, quan niệm này liệu có đúng?
Cúng rằm tháng 7: Chỉ nên dùng lễ chay, hiệu quả nhờ hành thiện
Cúng rằm tháng 7: Quan trọng ở lễ chay, hiệu quả nhờ thành ý

Theo chuyên gia phong thủy Đào Quang Tuệ (Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội), kinh sách nhà Phật thì quan trọng nhất trong việc báo hiếu tổ tiên nhân dịp lễ Vu Lan là phải tụng kinh, chú để giúp vong linh được siêu thoát. Mọi người phân biệt rõ Lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Xá tội vong nhân; đồng thời phải biết cách sắm lễ, hành lễ. Không phải cứ mua nhiều lễ mặn cúng trong tháng 7 âm là tốt. Với những ngày lễ trong tháng 7 thì tốt nhất nên dùng hoa cúc vàng – loại hoa tượng trưng cho nhà Phật.

Về phẩm quả, nên sắm ngũ quả, tức là 5 loại quả hình tròn. Khi đặt lên đĩa trông sẽ rất tươi tắn, đẹp. Lễ mặn để cúng Thần linh. Còn gia tiên tiền tổ nhà mình thì sắm một mâm cơm đúng nghĩa (có canh, có cơm và một số món xào). Thường thì mâm lễ mặn bao giờ cũng rước lên sau. Tụng kinh xong thì mới dâng lễ mặn. Khi cúng thỉnh đến gia tiên tiền tổ thì bày lễ mặn từ đầu. Lễ mặn cũng nên có một đĩa xôi trắng và mấy bát chè để cúng Phật.

Văn cúng (lời cúng) cần lưu ý thỉnh (mời) Phật, thỉnh Ngọc hoàng Thượng đế và các thiên thần quản lý nhân gian; tiếp theo thỉnh Thần Hoàng bản thổ, Thần linh thổ địa, sau đó đến gia tiên, tiền tổ. Thỉnh xong mới đọc các kinh chú. Chủ yếu nên đọc kinh Phật để trợ duyên siêu sinh tịnh độ cho các vong linh…

Cúng rằm tháng 7: Chỉ nên dùng lễ chay, hiệu quả nhờ hành thiện
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7

Đồng quan điểm về việc chuẩn bị lễ trong tháng 7 (âm lịch), chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Quang cho rằng trong tháng 7 nên kiêng sát sinh, tránh nặng lời với cha mẹ… Theo tôi, những điều đó lúc nào cũng cần kiêng kị. Đặc biệt, trong tháng 7 báo hiếu và phóng sinh thì lại càng phải kiêng. Vì vậy mâm cúng nên hạn chế tối đa đồ mặn.

Tháng 7 năm nay là tháng Bính Thân, nên cúng thanh long đỏ, hoa đỏ và một ít thuốc ngưu tất thì rất tốt. Vì thanh long thuộc Thìn. Thanh long đỏ là Thìn đi cùng với Tỵ, giống như rồng rắn lên mây, mang những niềm hạnh phúc lên thượng giới để báo ơn.

Theo Kinh dịch, Thìn nằm trong tam hợp với Thân, thuộc về vật chất còn Tỵ là nhị hợp của Thân, thuộc về tình cảm… Do đó văn cúng mỗi người một cách khác nhau, không quá quan trọng. Kinh chú không thuộc, không biết cũng không sao. Hiệu quả của việc cúng lễ phụ thuộc vào mức độ thành tâm chính ý. Tức là cúng bằng tình cảm, suy nghĩ thật của mình, xót thương và cầu mong cho mọi vong linh đều được thần phật che chở, được siêu thoát, yên ổn. Theo nhân quả, tự nhiên các vong và thần linh sẽ phù hộ cho ta…

Một quan điểm khác được Thầy Thích Quảng Phúc, Chùa Bái Ân (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Việc cúng bái sẽ mang lại một chút phước cho tổ tiên, cha mẹ của gia chủ nhưng không đem đến giá trị của sự siêu thoát. Nghiệp của chúng sinh không thể nhờ cúng bái mà siêu thoát được. Muốn đem lại nhiều phước nhất cho tổ tiên, cha mẹ thì con cái cần phải có quá trình tu học phật pháp, thực hành những lời phật dạy. Chính người con đó có được cuộc sống hạnh phúc, an lạc qua đó phần âm (tổ tiên, bố mẹ) cũng được nương tựa vào đó để có thể giác ngộ và siêu thoát".

Do đó, việc cúng bái chỉ là một nghi thức truyền thống tốt đẹp nhưng giá trị lớn nhất vẫn là tu tập và thực hành những điều phật dạy thì sẽ có lợi cho cả người sống và người âm, thầy Quảng Phúc nhấn mạnh.

Bài văn khấn cúng cô hồn (tham khảo) tại đây

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt.

Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.

Kính mời quý độc giả theo dõi chuyên đề Vu Lan thời COVID-19 tại đây

Bình An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cung-ram-thang-7-chi-nen-dung-le-chay-hieu-qua-nho-hanh-thien-147673.html

In bài viết