Sư thầy Thích Quảng Phúc:

Vong hồn cũng có thiện, có ác không nhất thiết phải sợ

14:34 | 14/08/2021

Theo phong tục dân gian, thì tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn. Vậy cô hồn là ai, vì sao nhiều người lại sợ?
Chuyên gia Chuyên gia "bấm" ngày nào, giờ nào đẹp nhất tháng cô hồn?
Bước vào tháng 7 Âm lịch (tháng cô hồn), một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm là cúng lễ. Vậy, nên cúng lễ tháng 7 vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất? Mâm cúng lễ tháng 7 cần chuẩn bị những gì?
Hành thiện và tích phúc không nên chỉ 'siêng' trong tháng cô hồn Hành thiện và tích phúc không nên chỉ 'siêng' trong tháng cô hồn
Tháng 7 âm lịch thường được coi là tháng cô hồn, tháng gắn liền với xui xẻo và vì thế nhiều người cho rằng cần tránh né, kiêng kị nhiều điều, đồng thời cần tích cực làm việc thiện. Tuy nhiên, điều này là chưa chính xác.

"Cô hồn" là ai, vì sao nhiều người sợ?

Theo Chuyên gia phong thuỷ Đào Quang Tuệ (Hoàng Mai, Hà Nội), để hiểu về tháng cô hồn hay lễ cô hồn, trước tiên, cần phải hiểu thế nào là cô hồn? Có thể hiểu rằng các các cô hồn (hay các vong linh) đó là những người bị chết đường, chết chợ mà gia đình người ta không thể có điều kiện để báo hiếu, chăm sóc hoặc đưa người ta đến được cõi tốt hơn. Chính vì vậy những vong linh đó bị lẩn khuất trong cuộc sống trần gian, trong giới địa ngục hoặc bị nhốt vào trong các cung ngục.

Cũng có thể hiểu, bản chất của vong linh, cô hồn là những người khi từ giã cõi đời, họ mang theo nỗi niềm oan ức, thế nên mới bị giam giữ ở cung ngục, cung ngạ quỷ… Những người đó cũng bị nghiệp chướng nặng và không thể thoát ra được. Nghiệp chướng đó tạo nên nỗi oan ức. Thường là những nỗi oan ức trong cuộc sống. Vậy nên có lễ cô hồn để giải bớt nỗi oan cho các vong linh.

Theo tìm hiểu của Thời Đại, dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ cổ tích Trung Quốc. Cũng như trên trần thế, có vua cai quản đất nước, người Trung Quốc tin rằng, thế giới sau khi chết cũng sẽ có người cai quản - đó chính là Diêm Vương.

Vào ngày 2/7 âm lịch đến 12h đêm ngày 14/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để các vong có thể rời khỏi đây và đến rằm tháng 7 thì phải quay lại địa ngục.

Đó chính là lý do vì sao tháng 7 âm lịch thường được xem là ''tháng cô hồn''.

Vong hồn cũng có thiện, có ác không nhất thiết phải sợ
Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người.

Với quan niệm tháng 7 âm lịch ở trần gian có rất nhiều vong hồn, ma, quỷ đói… nên người dân cúng cháo, gạo, muối… và hạn chế đi ra đường ban đêm để không bị xui xẻo, muộn phiền.

Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…

Cũng theo Chuyên gia phong thuỷ Đào Quang Tuệ: “Ý nghĩa của việc cúng cô hồn chính là để giải oan, để xá tội cho các vong linh. Vì vậy, cũng có thể gọi bằng cụm từ quen thuộc với nhiều người là “xá tội vong nhân”. Chính vì vậy, trong dịp rằm tháng 7, chúng ta thường hay làm 2 lễ, một là lễ báo hiếu cha mẹ (Lễ Vu Lan), còn một lễ nữa là lễ cúng chúng sinh ở bên ngoài. Lễ cúng chúng sinh ở bên ngoài là để cúng những vong linh ở bên ngoài vốn không nơi nương tựa, không nơi cơ nhỡ. Cúng chúng sinh là để xin đức Phật siêu sinh, tịnh độ cho những vong linh này”.

Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

"Cô hồn" là ai, vì sao nhiều người sợ?
Bằng việc tụng kinh, cúng lễ cùng làm giảm bớt nỗi oan cho "cô hồn”.

Vong linh cũng có thiện, có ác

Lý giải thêm về vấn đề này, sư thầy Thích Quảng Phúc – Chùa Bái Ân (Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Cô hồn có thể hiểu nôm na là rất nhiều những người, không cứ là bố mẹ mình, không cứ là tổ tiên nhà mình sau khi chết đi trở thành vong linh, cô hồn mà có thể là những người khác, có thể là những người chết đường, chết chợ… tuy nhiên nếu vong linh, cô hồn có quấy phá gì hay không cũng phụ thuộc vào việc giữa vong linh ấy, cô hồn ấy với mình có duyên nợ gì với nhau hay không”.

"Cô hồn" là ai, vì sao nhiều người sợ?

Thầy Quảng Phúc lấy ví dụ, nhiều khi ở những gia đình, vốn không có chuyện gì đáng để cãi nhau, vậy mà từ một vấn đề rất nhỏ nhặt, tự nhiên họ lại cãi nhau, gây ra xáo trộn trong gia đình. Hoặc có những trường hợp nửa đêm bát đũa rơi vỡ. Vốn là chuyện vong linh “phá”. Nhưng vong chỉ “phá” được trong trường hợp gia chủ hoặc người bị phá đấy đối với họ có duyên, có nợ. Hoặc giả, con cháu của vị vong linh đấy mang nợ ông bà, đương nhiên “khi ông bà về” có thể làm việc này, việc kia, gây xáo trộn gia đình để con cháu biết mà nhớ đến để mà cúng. Nhưng mà thường thì người dương không thấy được người âm cho nên cũng không biết.

Vậy nên, “Việc mà vong họ có thể làm tác động đến người dương là có! Theo đó, vong linh có thể làm được một số việc. Những vong mà có năng lực có thể hại hoặc giết được người. Hầu hết các vong yếu hơn thì đều do thiếu phước nên họ rất cần được ăn và được quan tâm”

"Trong tâm mỗi con người, dù người xấu ác nhất họ cũng có cái tâm nào đó là tâm thiện, cái lòng trắc ẩn của người ta. Khi người dương chết đi thì vẫn là cái tâm hồn đó. Cho nên khi nào mà cái ác khởi lên thì sẽ trở thành vong linh ác. Còn những người mà có ơn với họ thì họ lại đối xử tốt. Cho nên các vong linh cũng có thiện, có ác không nhất thiết phải khiếp sợ”, Thầy Phúc chia sẻ.

Kính mời quý độc giả theo dõi chuyên đề Vu Lan thời COVID-19 tại đây

Lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng cô hồn đúng và đầy đủ nhất

Lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng cô hồn đúng và đầy đủ nhất

Mâm cúng cô hồn gồm những lễ vật gì không phải ai cũng biết. Vậy cúng cô hồn nên cúng gì? Chuẩn bị mâm lễ như thế nào để đầy đủ và đúng phong tục?

Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu?

Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu?

Một số người quan niệm rằng tháng 7 âm lịch là tháng báo hiếu tổ tiên và làm việc thiện, nên không cần lựa chọn ngày giờ. Theo ý kiến chuyên gia, quan niệm này liệu có đúng?

Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng

Giãn cách xã hội, mua vàng mã cúng "Cô hồn" và Vu Lan bằng cách nào?

Bước sang tháng 7 âm lịch - Tháng cô hồn, theo thông lệ đây là tháng diễn ra nhiều hoạt động tâm linh trong tập quán của người Việt. Tuy nhiên, tại thời điểm giãn cách như hiện nay việc sắm lễ cho những hoạt động này là không hề dễ dàng.

Đăng Khoa

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/vong-hon-cung-co-thien-co-ac-khong-nhat-thiet-phai-so-147666.html

In bài viết