Hành thiện và tích phúc không nên chỉ 'siêng' trong tháng cô hồn

20:20 | 11/08/2021

Tháng 7 âm lịch thường được coi là tháng cô hồn, tháng gắn liền với xui xẻo và vì thế nhiều người cho rằng cần tránh né, kiêng kị nhiều điều, đồng thời cần tích cực làm việc thiện. Tuy nhiên, điều này là chưa chính xác.
Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu? Có thật tháng 7 âm lịch chỉ toàn ngày xấu?
Tháng cô hồn nên mang gì theo người để tránh xui xẻo? Tháng cô hồn nên mang gì theo người để tránh xui xẻo?
Có cần kiêng kị trong tháng 7 cô hồn?
Nhiều người có thói quen đi lễ chùa trong tháng 7 âm lịch (Ảnh minh họa)

PV Thời Đại đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia N.H.Quang để tìm hiểu rõ về vấn đề này. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực Phong Thủy, Dịch lý học, Cảm xạ học và đã có hơn 19 năm dạy về Kinh dịch.

Theo chuyên gia N.H.Q: "Có người ngày thường thì vẫn cứ làm việc không hay, để rồi cứ đến tháng 7 mới tích cực làm việc thiện, tích phúc chỉ vì đấy là tháng vu lan báo hiếu. Làm như vậy là không đúng".

Trước hết cần hiểu rõ, theo triết học phương Đông, vạn vật trong vũ trụ đều được cấu tạo từ hai mặt âm - dương. Giống như theo khoa học, từ khởi thủy, sau vụ nổ Big Bang, cũng chỉ có 2 loại khí đầu tiên là Hydro và Heli. Trong quá trình tiêu trưởng, hai mặt âm – dương này vừa đối lập, lại luôn tương hỗ và thống nhất với nhau.

Theo Kinh dịch, bắt đầu từ tháng 11 là âm cực sinh dương, đến hết mùa xuân. Bắt đầu từ tháng 5 là dương cực sinh âm. Tháng 1 là quẻ Địa Thiên Thái, tháng 7 là quẻ Thiên Địa Bĩ, đây là 2 tháng âm dương giao thái, bình hòa với nhau. Nếu tháng 1 là tháng âm sinh cho dương trưởng, là phần âm sinh trợ cho dương tốt cho vạn vật sinh trưởng trên trái đất thì tháng 7 ngược lại, là dương trợ giúp cho âm sinh trưởng.

Vì vậy, nếu ở tháng 1 phần âm phù trợ phần dương thì tới tháng 7 phần dương phù trợ phần âm. Dương phù trợ âm là báo hiếu với những người đã khuất và những linh hồn cô đơn. Đó là quy luật âm dương đối lập nhưng cũng luôn thống nhất hỗ trợ cho nhau để cùng tồn tại và phát triển theo quy luật nhân quả tuần hoàn.

Nếu tháng 1 là mùa xuân của người dương thì tháng 7 được ví như mùa xuân của cõi âm. Như vậy, ngày Rằm tháng 7 cũng có thể coi như ngày mùng 1 Tết của người dương, là ngày mà người âm hướng về người dương.

Trên quan điểm tâm linh, bởi tháng 7 là tháng thuộc về trời, nên khi ấy người cõi âm sẽ nhìn vào hành động của người ở dương thế. Nếu hành động của chúng ta là hành động tử tế, tốt đẹp thì người âm cũng sẽ nhìn thấy, chứng cho và phổ độ cho chúng ta. Còn nếu hành động của mình không tốt thì có thể mình sẽ bị trời quả báo.

Hành thiện và tích phúc không nên chỉ 'siêng' trong tháng cô hồn
Hành thiện và tích phúc không nên chỉ 'siêng' trong tháng cô hồn

Chuyên gia Q. lưu ý: Nếu biết tôn trọng tâm tư tình cảm của bề trên, biết tôn trọng cha mẹ, tôn trọng tất cả những người đã mất thì sẽ được no ấm. Nếu không, thì cuộc đời sẽ bị khổ ải.

"Về quan niệm lâu nay của chúng ta là tháng 7 con người nên kiêng sát sinh, tránh nặng lời với cha mẹ… Theo tôi, những cái đó lúc nào cũng cần kiêng kị. Đặc biệt, với tháng 7 báo hiếu và phóng sinh thì lại càng phải kiêng dè" - chuyên gia Q. chia sẻ.

Theo ông Q., vì nhu cầu chủ yếu của người cõi âm chủ tư tưởng và tình cảm, nên để báo hiếu người âm, chúng ta nên phát tâm về họ mọi lúc, mọi nơi là tốt nhất.

Kính mời quý độc giả theo dõi chuyên đề Vu Lan thời COVID-19 tại đây

Trọng Huyền

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hanh-thien-va-tich-phuc-khong-nen-chi-sieng-trong-thang-co-hon-147423.html

In bài viết