Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với các lực lượng quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển

15:30 | 05/08/2021

Bạn đọc hỏi: Tôi thấy lực lượng cảnh sát biển không chỉ cứu nạn cứu hộ ngư dân trên biển, còn phối hợp với các lực lượng quốc tế để đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển. Vậy có quy định cụ thể nào về công tác phối hợp này hay không?
Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân: Giúp dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển - đảo Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân: Giúp dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển - đảo
Những năm qua, lực lượng cảnh sát biển (CSB) Việt Nam không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển mà còn chú trọng đến công tác dân vận nhằm giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi đánh bắt hải sản, phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ quyền biển, đảo.
Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ở địa bàn liên quan và ngoài vùng biển Việt Nam Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ở địa bàn liên quan và ngoài vùng biển Việt Nam
Bạn đọc hỏi: Trong những điều luật mới của Luật Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN), thì có một điểm quy định về phạm vi hoạt động của lực lượng cảnh sát biển như sau: Trong một số trường hợp thì Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ở địa bàn liên quan và vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam. Điều này, chúng ta nên hiểu như thế nào?
Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với các lực lượng quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra trên biển

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SB Law trả lời: Từ năm 2011 đến nay, Cảnh sát biển Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng, địa phương trao đổi gần 27.000 tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ; tuyên truyền, đấu tranh, yêu cầu hàng chục nghìn lượt tàu thuyền nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hàng trăm nghìn lượt người; bắt giữ, xử lý gần 3.000 đối tượng với trên 2.000 lượt tàu thuyền vi phạm; tổng số tiền xử phạt và giá trị hàng hóa tịch thu ước đạt hàng nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Cảnh sát biển Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thiết lập mối quan hệ song phương, đa phương với các tổ chức, lực lượng thực thi pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhờ đó, sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, địa phương, nhất là các lực lượng thực thi pháp luật trên biển luôn được phát huy; việc tranh thủ các nguồn lực, kinh nghiệm của lực lượng thực thi pháp luật của các nước trong khu vực và quốc tế thường xuyên được tăng cường, góp phần củng cố thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác để phát triển đất nước.

Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 quy định về nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam. Trong đó có quy định cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự,an toàn trên biển; thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

Điều 8 (Luật Cảnh sát biển VN năm 2018): Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.

2. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.

3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.

4. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.

5. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

6. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân: Giúp dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển - đảo Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân: Giúp dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển - đảo
Những năm qua, lực lượng cảnh sát biển (CSB) Việt Nam không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển mà còn chú trọng đến công tác dân vận nhằm giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi đánh bắt hải sản, phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ quyền biển, đảo.
Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ở địa bàn liên quan và ngoài vùng biển Việt Nam Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ở địa bàn liên quan và ngoài vùng biển Việt Nam
Bạn đọc hỏi: Trong những điều luật mới của Luật Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN), thì có một điểm quy định về phạm vi hoạt động của lực lượng cảnh sát biển như sau: Trong một số trường hợp thì Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ở địa bàn liên quan và vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam. Điều này, chúng ta nên hiểu như thế nào?
Vũ khí của lực lượng Cảnh sát biển gồm những gì? Vũ khí của lực lượng Cảnh sát biển gồm những gì?
Bạn đọc hỏi: Luật cảnh sát biển mới ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, có quy định nào trong Luật mới quy định về việc trang bị vũ khí cho lực lượng cảnh sát biển không, vì lực lượng này thường trực trên biển?

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/canh-sat-bien-viet-nam-phoi-hop-voi-cac-luc-luong-quoc-te-dau-tranh-phong-chong-toi-pham-tren-bien-146839.html

In bài viết