Ứng dụng hiệu quả khoa học-công nghệ để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

12:44 | 15/07/2021

Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH & CN) đồng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (CTDT/16-20) và Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2012 - 2020.
Phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số Phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ Trung ương về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030, nhấn mạnh tinh thần này tại cuộc họp của BCĐ, tại Trụ sở Chính phủ, sáng 24/6.
10 dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi 10 dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Ủy ban Dân tộc đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Theo báo cáo tại hội nghị, Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia về dân tộc bắt đầu triển khai từ năm 2015 với mục tiêu cung cấp luận cứ khoa học nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và thực tiễn cấp bách liên quan đến dân tộc thiểu số. Từ đó, thực hiện đổi mới chính sách dân tộc đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tính đến nay, đã có tổng số 51 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được triển khai thực hiện. Tổng kinh phí triển khai thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia là 176,1 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2020, chương trình đã xây dựng được 2.324 mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ có hiệu quả, quy mô phù hợp với điều kiện sinh thái cho 34 tỉnh, thành phố vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong số đó, thực hiện được 30 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; 14 mô hình ứng dụng công nghệ thông tin; 27 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hỗ trợ tạo việc làm cho trên 2.000 lao động thường xuyên và 5.000 lao động thời vụ, tạo sinh kế cho đồng bào; đã chuyển giao được 1.106 lượt công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ đào tạo trên 1.000 cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, 2.484 cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên cơ sở; tập huấn cho 45.328 lượt nông dân các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi...

Nhìn chung các hoạt động nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) khá đa dạng về loại hình, cấp độ; tăng trưởng về quy mô kinh phí và địa bàn thực hiện không ngừng được mở rộng; tạo ra hiệu quả và tác động tích cực đến sự phát triển vùng DTTS&MN trong phạm vi cả nước.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Ủy ban Dân tộc, Bộ KH & CN, các cơ quan liên quan trong công tác quản lý cũng như sự tâm huyết và đầy trách nhiệm của các tổ chức, nhà khoa học tham gia chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học của Chương trình. Thành tích này sẽ là cơ sở, là tiền đề để hướng đến thực hiện Chương trình thành công hơn nữa trong giai đoạn 2021-2025.

Ứng dụng hiệu quả khoa học-công nghệ để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Đây là vấn đề lớn, quan trọng góp phần vào thực hiện thành công Nghị quyết số 88/NQ-QH14 của Quốc hội về phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết này của Quốc hội.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị Chương trình cần phải bám sát và triển khai có hiệu quả các nội dung có liên quan tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nội dung về Công tác KH&CN, CTDT, Kết luận số 65KL/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 88/2019/QH14 và 120/2020/QH14 của Quốc hội…; Chương trình cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu, thiết thực; thực hiện cơ chế vừa chuyển giao kết quả cho các ban, bộ, ngành và các cơ quan liên quan, để kịp thời cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện thành công chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về CTDT; cần tiếp tục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của UBDT, Bộ KH&CN, các ban, bộ ngành liên quan và các tổ chức, cá nhân nhà khoa học trong tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Ứng dụng hiệu quả khoa học-công nghệ để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Nhân dịp này, Uỷ ban Dân tộc và Bộ KH&CN đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2021-2030.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải đào tạo nguồn lực tri thức trẻ, doanh nghiệp trẻ, sáng tạo và khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ đồng bào có kỹ năng, phương thức làm ăn mới hiệu quả để cùng với các chính sách quan trọng, toàn diện của Đảng và Nhà nước nhằm đưa đồng bào dân tộc và miền núi từng bước tiến kịp miền xuôi, đời sống ngày càng ấm no, quốc phòng an ninh được giữ vững, biên giới trở thành khu vực hòa bình, phát triển, chủ quyền quốc gia luôn được bảo đảm…

100% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí 100% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí
100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; 100% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí. Đây là thông tin ông Tô Đức - Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 12/2020.
Triển khai đầy đủ các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô Triển khai đầy đủ các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô
Tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội cơ bản ổn định, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai bảo đảm đúng đối tượng, đầy đủ, theo quy định.
Hà Nội hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo ở 14 xã Hà Nội hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo ở 14 xã
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc Phê duyệt Dự án giảm nghèo ở 14 xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc miền núi trên địa bàn Hà Nội năm 2020.

Mẫn Chi

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ung-dung-hieu-qua-khoa-hoc-cong-nghe-de-phat-trien-vung-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-144898.html

In bài viết