LHQ đánh giá cao Việt Nam trong việc chủ động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

16:14 | 14/07/2021

Ngày 14/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức “Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm và phương pháp xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện triển khi các khuyến nghị UPR chu kỳ III” theo hình thức trực tuyến.
Việt Nam lên tiếng về Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới 2020 của EEAS Việt Nam lên tiếng về Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới 2020 của EEAS
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới 2020 của Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS).
Việt Nam dự phiên họp trực tuyến của Ủy ban thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của IPU Việt Nam dự phiên họp trực tuyến của Ủy ban thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của IPU
Tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Lê Thị Nguyệt và Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam vừa tham dự Phiên họp trực tuyến của Ủy ban thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của IPU trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 142 (IPU-142).

Thông tin chân thực, toàn diện

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: kể từ khi Việt Nam bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ III năm 2019 đến nay, bối cảnh trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi. Trong bối cảnh đó, Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin chân thực, toàn diện và phản ánh những cam kết, nỗ lực nhất quán của Việt Nam để tiếp tục ổn định kinh tế-xã hội, bảo đảm quyền con người, nhất là những nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19.

Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của Việt Nam cung cấp thông tin chân thực, toàn diện trong việc đảm bảo quyền con người
Ông Đặng Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Tại Hội thảo, ông đánh giá cao sự chia sẻ thông tin của Ban Thư ký Hội đồng Nhân quyền, các nước Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc về kinh nghiệm thực hiện Báo cáo này. "Tôi mong muốn các tham luận, ý kiến của các đại biểu sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn bức tranh tổng thể về những khó khăn, thách thức đặt ra, cũng như đúc kết, chia sẻ các bài học kinh nghiệm hay, thực tiễn tốt liên quan", Thứ trưởng cho biết.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang thông tin, từ nay đến cuối năm 2021, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục tổ chức thêm một số hội thảo quốc tế để lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và các chuyên gia, trước khi hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của Việt Nam và gửi đến Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Về phía LHQ, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam hoan nghênh Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và bảo vệ quyền con người mà minh chứng là quyết định thực hiện Báo cáo giữa kỳ tự nguyện. LHQ đánh giá cao Việt Nam đã chủ động đương đầu với các thách thức trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, sẵn sàng chấp thuận và có hành động triển khai các khuyến nghị trong những lĩnh vực còn khó khăn. Ông Kamal khẳng định, các cơ quan LHQ tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, hỗ trợ chính phủ và người dân Việt Nam trong lĩnh vực này.

Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của Việt Nam cung cấp thông tin chân thực, toàn diện trong việc đảm bảo quyền con người
Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Ban Thư ký HĐNQ LHQ, Bộ Ngoại giao các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản đã trình bày về kinh nghiệm triển khai các khuyến nghị UPR và xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam cho rằng, báo cáo giữa kỳ tự nguyện là cơ hội để Việt Nam nhìn nhận và đánh giá những tiến trình đạt được cũng như những lĩnh vực cần cải thiện. "Việt Nam đã cho thấy sự phát triển tốt trong việc thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội cũng như đẩy mạnh sự thượng tôn của pháp luật, nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn, bao trùm hơn của nhóm dễ tổn thương ở Việt Nam. Đây là chủ đề được nhắc đến trong khuyến nghị UPR chu kỳ III", bà Caitlin Wiesen chia sẻ.

"Covid-19 đặt ra những thách thức mới trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam cũng như các nước. Chúng ta cần có biện pháp đối phó với dịch Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo quyền con người, đảm bảo sức khoẻ người dân, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm. Tôi xin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "không bỏ lại ai phía sau" của Việt Nam từ khi dịch bệnh bùng phát...", bà Caitlin Wiesen cho biết.

Nhân quyền là trọng tâm về chuyển đổi số
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Chia sẻ về thực tiễn, kinh nghiệm triển khai các khuyến nghị UPR và xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của Nhật Bản, ông Mitsukuni Miyakawa, Phó Vụ trưởng, Trưởng ban Nhân quyền, Vụ Các vấn đề Nhân quyền và Nhân đạo, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Chính phủ Nhật Bản đề cao cam kết, sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III sẽ góp phần giúp Việt Nam ứng cử cao vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. "Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam trên trường quốc tế để có thể thúc đẩy đảm bảo quyền con người trên thế giới. Nhật Bản cũng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam đặc biệt nỗ lực tổ chức buổi hội thảo hôm nay", ông chia sẻ.

Triển khai thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III đồng bộ và toàn diện

Ông Nguyễn Hải Lưu, Phó Vụ trưởng, Vụ các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết: với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, nghiêm túc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam luôn coi trọng cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) trong tổng thể quá trình tham gia, đóng góp vào công việc chung của HĐNQ. Đây là một trong những cơ chế quan trọng nhất của HĐNQ LHQ, được thành lập với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ, trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch, không phân biệt, qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết quốc tế về quyền con người.

Ông Hải Lưu cho biết, từ UPR chu kỳ II (năm 2014), Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị chấp thuận. Trên cơ sở đó, nhiều Bộ, ban, ngành tham gia triển khai các khuyến nghị trong lĩnh vực phụ trách cũng xây dựng các Kế hoạch triển khai cụ thể của Bộ, ngành mình hoặc tích hợp vào các kế hoạch, chương trình công tác hiện có. Kế hoạch tổng thể và các Kế hoạch, chương trình công tác của các Bộ, ban, ngành đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy, theo dõi thực hiện UPR. Cụ thể, chu kỳ II có tới 175/182 khuyến nghị chấp thuận được thực hiện (chiếm hơn 96% tổng số khuyến nghị), góp phần quan trọng trong việc cung cấp số liệu đầy đủ, chính xác cho việc tổng hợp báo cáo cho chu kỳ tiếp theo.

Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của Việt Nam cung cấp thông tin chân thực, toàn diện​​​​​​​ trong việc đảm bảo quyền con người
Quang cảnh hội thảo.

Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế Nguyễn Hải Lưu cho biết, các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận trong chu kỳ III tập trung vào 06 nhóm vấn đề: Hoàn thiện thể chế, pháp luật về quyền con người, nhất là liên quan đến thể chế hóa các điều khoản trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, cải thiện khuôn khổ pháp lý về tư pháp hình sự, tiếp cận pháp lý, quyền của người lao động (40/241 khuyến nghị); Thúc đẩy hơn nữa chính sách bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa như tăng cường tiếp cận y tế, nước sạch, giáo dục, dịch vụ công, xóa bỏ bất bình đẳng (45/241 khuyến nghị); Chính sách bảo đảm các quyền dân sự, chính trị (43/241 khuyến nghị); Chính sách bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, nhất là trong bình đẳng giới, quyền trẻ em, quyền của người khuyết tật và quyền của người dân tộc thiểu số (60/241 khuyến nghị); Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền con người (16/241 khuyến nghị); Thực hiện các cam kết quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người (38/241 khuyến nghị).

Thực tế thời gian qua, kể từ khi chính thức chấp thuận 241 khuyến nghị UPR chu kỳ III, việc triển khai thực hiện đã được tiến hành một cách đồng bộ và toàn diện, thể hiện trên một số khía cạnh. Cụ thể: Công tác hoàn thiện pháp luật về quyền con người tiếp tục được đẩy mạnh với việc Việt Nam thông qua hơn 30 luật sửa đổi từ năm 2019 đến nay, đặc biệt là Bộ luật lao động, Luật thi hành án hình sự, Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật Giáo dục, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, …

Tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người: Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế về quyền thương lượng tập thể và Công ước 159 về việc làm cho người khuyết tật; đây là những nội dung được nhiều quốc gia khuyến nghị tại phiên đối thoại UPR chu kỳ III (Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Jordan, Na Uy…). Việt Nam đã bảo vệ Báo cáo thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, tháng 3/2019) và nộp các Báo cáo giữa kỳ thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền (3/2021), Báo cáo thực hiện Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) (01/2021).

Tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các diễn đàn quốc tế về quyền con người: Tại các diễn đàn LHQ, Việt Nam khẳng định những quan điểm và lập trường tích cực về nhân quyền; thúc đẩy đối thoại, hợp tác, cách tiếp cận cân bằng trong vấn đề quyền con người. Việt Nam đã tham gia đóng góp và đồng tác giả nhiều dự thảo nghị quyết đề cao và thúc đẩy việc thực hiện các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là các dự thảo nghị quyết liên quan đến quyền trẻ em, quyền phụ nữ, vấn đề giáo dục, phòng chống ma tuý, tội phạm… Việt Nam nằm trong nhóm tác giả của Nghị quyết thường niên về quyền con người và biến đổi khí hậu tại HĐNQ LHQ.

Tiếp tục các cơ chế đối thoại thường niên về quyền con người với một số nước. Đối thoại về quyền con người nhằm mục tiêu lâu dài là tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm thiểu bất đồng và góp phần thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước. Đối thoại cũng là cơ hội để mở ra các cơ hội hợp tác giữa hai bên về quyền con người.

Ông Nguyễn Hải Lưu cho biết, các khuyến nghị UPR Việt Nam chấp thuận tại chu kỳ III sẽ tiếp tục được các Bộ, ban, ngành, tổ chức liên quan của Việt Nam triển khai trong thời gian tới. Việc tích cực triển khai thực hiện các cam kết trong khuôn khổ UPR chu kỳ III cũng tiếp tục khẳng định sự nghiêm túc, trách nhiệm của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở trong nước.

Việt Nam tham gia ứng cử vào HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 Việt Nam tham gia ứng cử vào HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025
Ngày 22/02 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (HĐNQ LHQ) đã khai mạc, mở đầu là Phiên họp cấp cao tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của hơn 115 đoàn cấp cao. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.
Sự phù hợp giữa quyền con người của luật an ninh mạng ở Việt Nam với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền Sự phù hợp giữa quyền con người của luật an ninh mạng ở Việt Nam với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền
Giữa luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế về quyền con người cho thấy, cả hai đều có những điều khoản quy định quyền con người gồm: quyền tuyệt đối, quyền tương đối và quyền bị hạn chế. Những quyền bị hạn chế của Việt Nam được luật pháp quy định đều vì: An ninh quốc gia; Trật tự công cộng; Đạo đức và sức khỏe cộng đồng; Quyền và tự do của người khác nên phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lhq-danh-gia-cao-viet-nam-trong-viec-chu-dong-bao-ve-va-thuc-day-quyen-con-nguoi-144824.html

In bài viết