'Doanh nghiệp phát triển bền vững là nền tảng quan trọng đóng góp vào sự thịnh vượng của quốc gia'

06:46 | 07/03/2021

Chiều 6/3, tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề "Đối thoại 2045” nhằm lắng nghe ý kiến, đề xuất trong việc thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, có ngành công nghiệp hiện đại, thu nhập cao theo định hướng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra.
ASEAN và Trung Quốc nhất trí chọn năm 2021 làm Năm Hợp tác về Phát triển Bền vững ASEAN và Trung Quốc nhất trí chọn năm 2021 làm Năm Hợp tác về Phát triển Bền vững
Khánh Hòa tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hòa tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để hiện thực hóa các mục tiêu trên, chúng ta cần giải phóng mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, tổng động viên mọi sức mạnh còn tiềm ẩn trong khoảng gần 100 triệu dân người Việt Nam, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài.

'Doanh nghiệp phát triển bền vững là nền tảng quan trọng đóng góp vào sự thịnh vượng của quốc gia'
'Doanh nghiệp phát triển bền vững là nền tảng quan trọng đóng góp vào sự thịnh vượng của quốc gia'.

Ngoài ra, phải biết thu hút, đón nhận và phát huy những nguồn lực quốc tế từ hội nhập toàn cầu hóa, từ đầu tư trực tiếp, gián tiếp đến nguồn lực về công nghệ, về tri thức, về đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng cho rằng, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành công trên các lĩnh vực, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ nét, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước ngày càng được khẳng định.

Tuy nhiên, đất nước vẫn đang đối mặt với không ít thách thức trên chặng đường hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của nước ta vẫn thuộc nhóm trung bình thấp.

Các yếu tố nền tảng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, bao trùm chưa vững chắc. Quy mô kinh tế tăng lên nhưng quy mô tính GDP bình quân đầu người hay tổng quy mô nền kinh tế còn nhỏ so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra chậm, năng lực cạnh tranh của ngành và quốc gia chỉ ở mức trung bình thế giới. Các nút thắt phát triển chưa được giải quyết cơ bản, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động chậm phát triển.

Những vấn đề lớn như quản trị quốc gia, quản trị các thành phố lớn, thậm chí các trường đại học còn nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, một số thách thức ngày càng lớn hơn như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số… đang diễn ra nhanh, thậm chí rất nhanh.

Tại đây, nhiều doanh nhân, tri thức nhấn mạnh mức độ quan trọng trong việc tạo ra một thể chế minh bạch, sáng suốt, tạo bệ đỡ cho các doanh nghiệp phát triển.

Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tin tưởng ở kinh tế tư nhân, hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có sức mạnh và thương hiệu quốc gia, quốc tế có thể dẫn dắt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp nông thôn, các công ty khởi nghiệp.

Đánh giá cao những ý kiến, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Với khát khao và niềm tin của cả dân tộc, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn kinh tế lớn mạnh".

Với những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Bộ ngành, địa phương triển khai thành các giải pháp để giải quyết các vấn đề: Con người và công nghệ, trong đó chuyển đổi số mạnh mẽ cấp quốc gia; hoàn thiện và minh bạch thể chế làm “bà đỡ” cho sự phát triển, trao cơ hội phát triển cho mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng; phát triển kết nối hạ tầng và tháo gỡ nút thắt đất đai cho doanh nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển. Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh vai trò của việc bảo vệ môi trường sống và bảo tồn văn hóa, giá trị tinh thần của dân tộc.

Đối với doanh nghiệp, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, thành công của doanh nghiệp hiện nay không chỉ là đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, lợi ích cổ đông mà phải sáng tạo và mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội. Doanh nghiệp phát triển bền vững là nền tảng quan trọng đóng góp vào sự thịnh vượng của quốc gia.

ASEAN và Trung Quốc nhất trí chọn năm 2021 làm Năm Hợp tác về Phát triển Bền vững ASEAN và Trung Quốc nhất trí chọn năm 2021 làm Năm Hợp tác về Phát triển Bền vững
Ngày 5/3, cuộc họp lần thứ 22 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-Trung Quốc (ACJCC) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Khánh Hòa tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hòa tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số" đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Kiên Giang: huy động hơn 12 nghìn tỷ đồng để phát triển nuôi biển bền vững Kiên Giang: huy động hơn 12 nghìn tỷ đồng để phát triển nuôi biển bền vững
Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/doanh-nghiep-phat-trien-ben-vung-la-nen-tang-quan-trong-dong-gop-vao-su-thinh-vuong-cua-quoc-gia-132883.html

In bài viết