Bộ GD&ĐT xem xét bổ sung tiếng Hàn Quốc cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12

15:11 | 04/03/2021

Nhiều phụ huynh xôn xao trước thông tin Bộ GD&ĐT thí điểm dạy học tiếng Hàn và tiếng Đức từ lớp 3 đến lớp 12.
Bộ GD-ĐT phê duyệt 32 sách giáo khoa lớp 2 và 40 sách lớp 6 Bộ GD-ĐT phê duyệt 32 sách giáo khoa lớp 2 và 40 sách lớp 6
Các SGK trong danh mục được Bộ trưởng GD-ĐT phê duyệt thuộc bốn đơn vị xuất bản, gồm: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh; Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ xử lý cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ bằng giả ở ĐH Đông Đô Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ xử lý cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ bằng giả ở ĐH Đông Đô
Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để xác minh thông tin và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền, những trường hợp đã sử dụng bằng giả của Trường Đại học Đông Đô; đồng thời cũng sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan nếu có sai sót, vi phạm.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Theo đó, môn tiếng Hàn được Bộ GD&ĐT xác định là ngoại ngữ 1, là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12.

Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn, theo Bộ GD&ĐT, môn học này còn trang bị kiến thức và kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung; giúp học sinh có thể vận dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nội dung cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.

Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Cụ thể, học sinh kết thúc lớp 6 đạt Bậc 1, kết thúc cấp THCS (lớp 9) đạt Bậc 2 và kết thúc cấp THPT (lớp 12) đạt Bậc 3.

Tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá.

Về nội dung, ở cấp tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5), việc dạy học Tiếng Hàn giúp cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó chú trọng nhiều hơn đến 2 kỹ năng nghe và nói.

Ở cấp THCS, việc dạy học Tiếng Hàn tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội Hàn Quốc và các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội dân tộc mình.

Ở cấp THPT, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp dựa trên nền tảng chương trình đã được học ở các cấp dưới, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để học tập suốt đời, phát triển năng lực làm việc trong tương lai.

Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn là kết thúc chương trình phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng với quyết định mới của Bộ GD&ĐT vừa ban hành bằng việc bổ sung tiếng Hàn và tiếng Đức cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12.

Theo Bộ GD&ĐT, "ngoại ngữ thứ nhất" là ngoại ngữ bắt buộc. Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung làm ngoại ngữ thứ nhất.

Năm 2011, Bộ GD&ĐT bổ sung quy định về việc Tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

"Ngoại ngữ thứ hai" là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh.

COVID-19 khiến con đường du học của nhiều du học sinh Việt Nam dang dở COVID-19 khiến con đường du học của nhiều du học sinh Việt Nam dang dở
Đại dịch COVID-19 đang giáng đòn mạnh vào hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Con đường trở lại trường của các du học sinh càng trở nên mờ mịt, con đường du học dang dở trong khi vẫn phải trả chi phí học tập như khi học trực tiếp tại trường.
Hải Phòng vẫn đình chỉ nhiều hoạt động nhưng cho học sinh trở lại trường từ ngày 8/3 Hải Phòng vẫn đình chỉ nhiều hoạt động nhưng cho học sinh trở lại trường từ ngày 8/3
Hải Phòng tiếp tục tạm đình chỉ các hoạt động sau: Lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; các giải đấu thể thao; tổ chức ăn uống tập thể tập trung quá 20 người... Học sinh sẽ quay lại trường từ ngày 8/3.
Đồng Tháp: Cho học sinh, học viên khu vực biên giới nghỉ học 1 tuần đề chống dịch Covid-19 Đồng Tháp: Cho học sinh, học viên khu vực biên giới nghỉ học 1 tuần đề chống dịch Covid-19
Ngày 28/2, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 tại khu vực biên giới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu vừa ký quyết định cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng nghỉ học từ ngày 1 đến hết ngày 6/3.

Vi Di

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bo-gddt-xem-xet-bo-sung-tieng-han-quoc-cho-hoc-sinh-tu-lop-3-den-lop-12-132685.html

In bài viết