Những Việt kiều lặng thầm xây hơn 270 cây cầu tặng quê hương

10:32 | 23/02/2021

Với tinh thần yêu nước, luôn hướng về cội nguồn Tổ quốc, cuối năm 2003, nhóm Việt Kiều, gồm 11 thành viên đang sinh sống tại các nước khác nhau như Canada, Mỹ, Pháp, Nhật, Úc và Việt Nam, được thành lập với tên viết tắt là “Nhóm VK” với mục đích chung sức làm thiện nguyện, đặc biệt là xây những cây cầu ở nhiều vùng quê nghèo trên khắp mọi miền đất nước suốt.
Nhà văn Việt kiều Pháp và câu chuyện chiến thắng COVID-19 nhờ bản lĩnh Việt Nhà văn Việt kiều Pháp và câu chuyện chiến thắng COVID-19 nhờ bản lĩnh Việt
Đứng giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết khi nhiễm COVID-19, chính nhờ niềm tin vào tinh thần và phẩm chất của người Việt đã giúp nhà văn Hồng Vân chiến thắng trong những ngày còn ở Pháp. Đó là câu chuyện ấn tượng trong Ngày trở về 2021.
Việt Nam - Nhật Bản hợp tác xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam - Nhật Bản hợp tác xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
Hiệp hội giáo dục tiếng Nhật dành cho các quốc gia không sử dụng chữ Hán (JLAN) và Đại học Đại Nam vừa tổ chức Lễ kí kết hợp tác chiến lược thành lập Viện đào tạo quốc tế Việt Nhật (VJII).

Ban đầu, mục đích của “Nhóm VK” chỉ là xây dựng 10 cây cầu bê tông cốt sắt để thay thế 10 cây cầu khỉ, với nguồn tài chính được được đóng góp bởi các thành viên trong nhóm trong khoảng thời gian là 3 năm (300€/người/năm).

17 năm qua, nhóm VK đã xây dựng được 270 cây cầu nông thôn tại các tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên. 270 cây bê tông với ký hiệu từ VK 01 đến VK 270 đã thay thế những cây cầu khỉ, cầu tre, bè mảng tại vùng kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long hay những con suối tại các huyện miền núi địa hình phức tạp của các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế. Mỗi cây cầu VK là một dấu ấn của nghĩa tình mà những người con xa xứ dành tặng quê hương, nguồn cội.

Những Việt kiều lặng thầm xây hơn 270 cây cầu tặng quê hương
Lễ khánh thành cầu VK258-259.

“Linh hồn” của những cây cầu đó, không thể không nhắc đến ông Nguyễn Văn Công, Việt kiều Pháp. Ông là người duy trì nhóm kể từ ngày sáng lập đến nay, trực tiếp đứng ra kêu gọi, đi khảo sát, thiết kế và tham gia thi công… Ông Công vốn là một kỹ sư xây dựng chuyên về nền móng, học tập ở Pháp và từng làm cho một công ty của Pháp đến lúc nghỉ hưu.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, đồng sáng lập nhóm VK, người đã sát sao đi suốt chặng đường 17 năm “xóa cầu khỉ, cầu ván, cầu tạm” cùng kỹ sư Nguyễn Văn Công cho biết trên báo Công an nhân dân: Đến nay nhóm VK đã xây dựng được 270 cây cầu, với chi phí khoảng 50 tỷ đồng. Từ cây cầu VK 01 đến VK 100 được xây dựng 100% từ nguồn tài chính vận động tài trợ của nhóm VK. Từ cây cầu VK 101 trở đi, các đơn vị, địa phương đề nghị xây cầu sẽ đóng góp khoản đối ứng từ 30%-50%, hoặc cao hơn, tùy theo khả năng thực tế tại nơi xây dựng cầu.

Sau 17 năm thực hành xây dựng cầu tại các địa phương với nhiều đặc điểm địa hình đa dạng, đến nay, nhóm VK đã xây dựng được một mô hình thi công cầu nông thôn chuyên biệt, phù hợp với thực tế địa hình phức tạp của các vùng sâu, vùng xa tại đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên. Phương pháp kỹ thuật xây dựng cầu của nhóm VK được vận dụng từ kiến thức xây dựng cầu hiện đại kết hợp với những vận dụng sáng tạo kinh nghiệm phù hợp với thực tế.

Những Việt kiều lặng thầm xây hơn 270 cây cầu tặng quê hương
Bên cạnh xây cầu, nhóm VK còn tặng qùa cho các học sinh.

Tại vùng sông nước miền Tây Nam bộ, các cây cầu VK được thiết kế với trụ cầu thi công bằng kỹ thuật cọc nhồi. Cọc được đóng sâu xuống bùn, tới lớp cát, đất ổn định có khi từ 8-16 mét, vừa đảm bảo cho cầu vững chắc và có tính thẩm mỹ. Toàn bộ thiết bị khoan, nhồi cọc được lắp đặt trên xuồng, đảm bảo di chuyển đến tất cả những địa điểm xây cầu, kể cả những nơi không có đường giao thông.

Hiện nay, nhóm VK đang tiếp nhận hơn 500 đề nghị xây dựng cầu nông thôn tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các dự án này sẽ được triển khai trong tương lai, sau khi hoàn tất nguồn tài chính từ vận động tài trợ. Tuy nhiên, các dự án sau này sẽ do những thiện nguyện viên trẻ đảm nhiệm. “Họ là những “VK 2.0”, trẻ trung đầy nhiệt huyết. Thế hệ VK sáng lập nay đều đã già yếu, thậm chí đã nhiều thành viên không còn nữa. Tuy lòng quyết tâm vẫn tràn đầy nhưng quỹ thời gian không còn nhiều, sức lực cũng hạn chế”, ông Nguyễn Văn Công cho biết.

Chợ phiên Cán Cấu - địa điểm Việt kiều Chợ phiên Cán Cấu - địa điểm Việt kiều "không thể bỏ qua" khi về thăm quê hương
Với kiều bào, quê hương Việt Nam luôn là nơi để tìm về. Chính vì thế mỗi dịp về nước, các Việt kiều thường dành thời gian đi thăm quan, du lịch khắp mọi miền đất nước. Phiên chợ Cán Cấu, một phiên chợ Tây Bắc vẫn giữ được nét đặc trưng của các đồng bào dân tộc vùng cao cũng là một điểm đến đậm sắc màu dân tộc nên tìm hiểu, ghé thăm.
Khoảng 300 kiều bào hồi hương sẽ tham gia họp mặt mừng xuân Tân Sửu 2021 tại TP.HCM Khoảng 300 kiều bào hồi hương sẽ tham gia họp mặt mừng xuân Tân Sửu 2021 tại TP.HCM
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch về tổ chức họp mặt kiều bào mừng Xuân Tân Sửu năm 2021 trên địa bàn TP.HCM.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhung-viet-kieu-lang-tham-xay-hon-270-cay-cau-tang-que-huong-131752.html

In bài viết