An toàn lao động là nội dung được coi trọng hàng đầu của ngành điện

11:21 | 26/12/2020

Là ngành đặc thù nên công tác thi công xây dựng trong ngành điện đòi hỏi rất cao về an toàn lao động (ATLĐ), cán bộ, kỹ sư và công nhân trong ngành điện cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng khi tham gia vào công việc xây lắp, sửa chữa...
Nguy cơ tai nạn từ sự chủ quan về an toàn lao động Nguy cơ tai nạn từ sự chủ quan về an toàn lao động
Tại rất nhiều công trình xây dựng nhà ở dân sinh tại các thành phố lớn, đa số công nhân làm việc không được trang bị đồ bảo hộ, còn rào chắn công trình thì khá sơ sài… Do đó, người lao động và doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn lao động để qua đó hạn chế tai nạn đáng tiếc.
Lao động trên cao và những vụ tai nạn đau lòng do thiếu an toàn Lao động trên cao và những vụ tai nạn đau lòng do thiếu an toàn
An toàn lao động là yếu tố hàng đầu đối với các ngành nghề sản xuất, xây dựng, đặc biệt là với những người lao động làm việc trên cao. Thời gian qua, rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra chỉ vì không đảm bảo điều kiện an toàn.
An toàn lao động là nội dung được coi trọng hàng đầu của ngành điện
Đảm bảo ATLĐ luôn là ưu tiên hàng đầu của công nhân trong ngành điện

Tai nạn lao động luôn là nỗi ám ảnh với ngành điện, vì vậy người lao động luôn được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ an toàn bảo hộ lao động, đồng thời được đơn vị tổ chức huấn luyện thường xuyên các quy trình quy phạm an toàn và định kỳ kiểm tra, nâng cao nghiệp vụ ATLĐ...

Theo đó, nhiều năm qua, các đơn vị ngành điện đã tập trung đầu tư trang bị đầy đủ các dụng cụ an toàn bảo vệ cho người lao động, đầu tư hệ thống điện an toàn, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyên truyền trong đội ngũ kỹ sư, công nhân ngành điện về vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong vận hành, thi công các công trình. Bên cạnh đó, ngành điện cũng đẩy mạnh áp dụng chế tài và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm soát chặt chẽ công tác triển khai việc thực thi ATLĐ.

Điển hình tại Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI), để thực hiện quy định của luật lao động về công tác trang bị phương tiện đảm bảo an toàn lao động, EVN HANOI đã lập kế hoạch mua dụng cụ kỹ thuật an toàn với chi phí hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn tổ chức cấp bảo hộ lao động và trang phục làm việc; triển khai các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động; biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khỏe cho người lao động…

Với mục tiêu không để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng do vi phạm quy trình, quy phạm và lỗi chủ quan, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các đơn vị, cá nhân trong công tác an toàn vệ sinh lao động, EVN HANOI đã tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho nhiều cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty.

An toàn lao động là nội dung được coi trọng hàng đầu của ngành điện
Do môi trường làm việc nguy hiểm nên ATLĐ luôn được EVN đầu tư chiều sâu

Cũng như EVN HANOI, nhiều đơn vị trong ngành điện mở nhiều lớp tập huấn về nội dung này. Tại đây, các học viên được tìm hiểu tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở sản xuất cũng như sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Nhờ sự nỗ lực của các đơn vị, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động ngày càng được chú trọng, hiệu quả được nâng cao, môi trường làm việc được cải thiện, điều kiện lao động ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong ngành điện vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Một trong những nguyên nhân là người lao động chưa thật sự hoàn thiện các kỹ năng, cũng như cập nhật đầy đủ kiến thức trong việc đánh giá, nhận diện các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo ATLĐ, ngoài việc tăng cường hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động, thì bản thân mỗi người cần phải nâng cao ý thức tự giác trong sử dụng phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động. Người trực tiếp sử dụng lao động cũng cần quan tâm đến khối lượng công việc, công tác bảo đảm an toàn và sức khỏe của người lao động; đặc biệt khi trang bị dụng cụ bảo hộ cho người lao động cũng phải phù hợp với thực tế của công việc để người lao động sử dụng bảo hộ lao động một cách hiệu quả trong quá trình lao động sản xuất.

Nguy cơ tai nạn từ sự chủ quan về an toàn lao động Nguy cơ tai nạn từ sự chủ quan về an toàn lao động
Tại rất nhiều công trình xây dựng nhà ở dân sinh tại các thành phố lớn, đa số công nhân làm việc không được trang bị đồ bảo hộ, còn rào chắn công trình thì khá sơ sài… Do đó, người lao động và doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn lao động để qua đó hạn chế tai nạn đáng tiếc.
Lao động trên cao và những vụ tai nạn đau lòng do thiếu an toàn Lao động trên cao và những vụ tai nạn đau lòng do thiếu an toàn
An toàn lao động là yếu tố hàng đầu đối với các ngành nghề sản xuất, xây dựng, đặc biệt là với những người lao động làm việc trên cao. Thời gian qua, rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra chỉ vì không đảm bảo điều kiện an toàn.
Bắt đầu tăng tuổi nghỉ hưu với người lao động từ 1/1/2021 Bắt đầu tăng tuổi nghỉ hưu với người lao động từ 1/1/2021
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bắt đầu lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ ngày 1/1/2021.

Ngọc Diệp

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/an-toan-lao-dong-la-noi-dung-duoc-coi-trong-hang-dau-cua-nganh-dien-126661.html

In bài viết