Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XIII:

Châu Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm bất ổn mới (Kỳ 2)

10:49 | 12/11/2020

Tạp chí Thời Đại tiếp tục đăng tải Kỳ 2: Châu Á – Thái Bình Dương: tâm điểm bất ổn mới trong bài viết đóng góp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội của tác giả Trần Minh.
Cộng đồng Việt Nam tại Lào góp ý Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII Cộng đồng Việt Nam tại Lào góp ý Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII

Ngày 11/11, Hội nghị công bố và lấy ý kiến đóng góp của kiều bào và cộng đồng người Việt Nam ở Lào vào Dự ...

Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào? Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào?

Nhân dân thảo luận, góp ý kiến trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức ...

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực từng có giai đoạn tương đối hoà bình, ổn định từ sau khi kết thúc các cuộc Chiến tranh Đông Dương. Đây là thời kỳ Trung Quốc thực hiện chính sách “giấu mình chờ thời” để “trỗi dậy hoà bình” và Mỹ giảm sự hiện diện quân sự tại khu vực bằng cách rút hạm đội 7 ra khỏi Biển Đông và rút khỏi các căn cứ quân sự Subic và Clark tại Philipin. Nhiều quốc gia trong khu vực đã tận dụng có hiệu quả tiến trình toàn cầu hoá theo phương thức riêng, tập trung phát triển kinh tế - xã hội khá thành công, góp phần đưa khu vực này trở thành đầu tàu tăng trưởng và trung tâm kinh tế ngày càng quan trọng của thế giới. Các nước hiện nay đều có nhu cầu về một môi trường hoà bình, ổn định để hợp tác phát triển vì thịnh vượng chung. Tuy nhiên, tình hình thực tế đang diễn ra đang có xu hướng trái ngược.

Trung Quốc sau 40 năm cải cách, mở cửa đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và trở thành cường quốc hàng đầu về khoa học, công nghệ, quân sự và trên nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của mình, nhất là từ khi vượt Nhật Bản về kinh tế, Trung Quốc đã dần từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời”, gia tăng ngày càng nhanh chóng sức mạnh quân sự, bộc lộ tham vọng ngày càng lớn và hành động ngày càng quyết đoán bất chấp luật pháp quốc tế để hiện thực hoá các tham vọng đó.

Đặc biệt, việc Trung Quốc đưa ra yêu sách vô lý đối với gần toàn bộ Biển Đông và tăng cường đơn phương sử dụng sức mạnh hiện thực hoá yêu sách đó đang thách thức nghiêm trọng chủ quyền hợp pháp của nhiều nước trong khu vực, thách thức luật pháp quốc tế và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, là nguyên nhân chính làm gia tăng căng thẳng, đối đầu và nguy cơ xung đột, đe doạ hoà bình, ổn định tại khu vực này. Để thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông và làm chủ Đông Á, Trung Quốc đưa ra khẩu hiệu “châu Á của người châu Á” và tìm mọi cách nhằm loại bỏ vai trò của Mỹ và các cường quốc khác ra khỏi khu vực này.

Châu Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm bất ổn mới (Kỳ 2)
Ảnh minh hoạ.

Trước tình hình đó, các chính quyền Mỹ đã lần lượt triển khai các chiến lược “xoay trục”, “tái cân bằng” và gần đây nhất là “Ấn Độ - Thái Bình Dương” nhằm kiềm chế Trung Quốc. Bản chất của chiến lược “Ấn Độ - Thái Bình dương” của chính quyền Tổng thống Trump hiện nay là đối đầu và cạnh tranh chiến lược toàn diện nhằm ngăn cản Trung Quốc soán ngôi vị số 1 của Mỹ tại châu Á và trên thế giới, trong đó, Biển Đông đã trở thành tâm điểm đối đầu quân sự trực tiếp giữa 2 siêu cường này.

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mới diễn ra hết sức cấp tập trong khu vực, trong đó, Trung Quốc không chỉ có ngân sách quốc phòng lớn nhất mà còn đang tăng chi phí quốc phòng với tốc độ nhanh nhất so với tất cả các nước khác trong khu vực. Trong khi Trung Quốc không ngừng tăng nhanh sức mạnh hải quân, tăng mạnh hiện diện quân sự và bán quân sự trên biển, đẩy mạnh quân sự hoá Biển Đông thì Mỹ cũng gia tăng quy mô và cường độ hiện diện của hải quân Mỹ tại vùng biển này. Các cuộc tập trận, kể cả bắn đạn thật, được các bên, nhất là Trung Quốc và Mỹ tiến hành dồn dập với quy mô và mật độ ngày càng cao.

Trong khi Mỹ đang ra sức lôi kéo các nước đồng minh và đối tác tham gia hợp lực với Mỹ kiềm chế Trung Quốc thì Trung Quốc cũng tìm cách tập hợp lực lượng ủng hộ mình bằng cách sử dụng cả “cây gậy” và “củ cà rốt”. Nhiều nước khu vực công bố chủ trương “không chọn bên” nhưng trên thực tế thì sức ép phải lựa chọn luôn đặt ra đối với các nước trong nhiều vấn đề cụ thể. Sự đối đầu ngày càng quyết liệt giữa 2 siêu cường hiện đang đặt các nước khu vực vào thế thụ động né tránh hay cùng lắm là “chủ động thích ứng”.

Thực trạng đó cho thấy châu Á – Thái Bình Dương đang đứng trước nguy cơ bất ổn ngày càng cao. Việc các nước lớn tiếp tục tuỳ tiện sử dụng sức mạnh, hành động đơn phương, bất chấp luật pháp quốc tế, gia tăng đối đầu sẽ gây bất lợi chung cho tất cả các nước trong khu vực.

Châu Âu cũng từng là tâm điểm đối đầu giữa 2 phe trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, tiến trình Helsinki với kết quả là việc ký kết Hiệp ước Helsinki và thành lập Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã ngăn ngừa xung đột, giúp cho khu vực này có được hoà bình trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Trong khi châu Á – Thái Bình Dương ngày nay đang trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới, là địa bàn cạnh tranh chiến lược chính của các nước lớn, là khu vực đang đứng trước nguy cơ bất ổn, xung đột ngày càng cao thì tại đây chưa hề có được một cơ chế hữu hiệu tương tự. Do đó, việc hình thành các thoả thuận và cơ chế an ninh tập thể để xây dựng niềm tin, ngăn ngừa xung đột, duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác vì thịnh vượng chung tại khu vực này là một đòi hỏi khách quan, hết sức cần thiết và cấp bách.

Châu Á – Thái Bình dương hiện nay đứng trước 2 lựa chọn sinh tử; một là chấp nhận làm sân chơi của cuộc đua tranh quyền bá chủ giữa các nước lớn với tất cả các hệ luỵ phức tạp, bất an, bất ổn của nó và hai là chủ động kiến tạo các cơ chế, khuôn khổ an ninh tập thể nhằm ngăn ngừa xung đột, duy trì hoà bình, ổn định chung cho toàn khu vực. Trong sứ mệnh này, các nước vừa và nhỏ và nhất là ASEAN có vai trò hết sức quan trọng.

Đón đọc Kỳ 3: Vững bước đi lên trong một thế giới biến động

Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào? Nhân dân góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII bằng hình thức nào?

Nhân dân thảo luận, góp ý kiến trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức ...

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị rất công phu, bài bản Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị rất công phu, bài bản

Trung ương cho rằng, các dự thảo mới được chuẩn bị rất công phu, bài bản, trí tuệ, dân chủ và cầu thị; quán triệt ...

Trần Minh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chau-a-thai-binh-duong-tam-diem-bat-on-moi-ky-2-123173.html

In bài viết