15 nước được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2021-2023

09:28 | 14/10/2020

Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 13/10 đã bầu 15 quốc gia làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2021-2023.
Cuộc họp đặc biệt 1/2020 của Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền Cuộc họp đặc biệt 1/2020 của Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền

Từ 25-27/8, Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) đã chủ trì Cuộc họp đặc ...

Việt Nam tham gia xây dựng nội dung các văn kiện, đồng bảo trợ nhiều sáng kiến tại Khóa họp thường kỳ thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Việt Nam tham gia xây dựng nội dung các văn kiện, đồng bảo trợ nhiều sáng kiến tại Khóa họp thường kỳ thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền

Tại Khóa họp thường kỳ thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền oàn Việt Nam đã tham dự, phát biểu tại 9 phiên; tích cực tham ...

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh: AFP
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ). (Ảnh: AFP)

Theo TTXVN, với nhóm nước châu Phi, Senegal tái ứng cử nhận được 188 phiếu bầu, Cote d’Ivoire, 182 phiếu, Malawi, 180 phiếu, và Gabon, 176 phiếu đã được bầu vào 4 ghế trống của nhóm.

Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hai nước Pakistan với 169 phiếu và Nepal với 150 phiếu đã tái cử. Trong khi đó, Uzbekistan với 169 phiếu và Trung Quốc với 139 phiếu, trở thành hai thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền.

Đối với châu Âu, Pháp với 167 phiếu và Anh với 165 phiếu, được bầu vào hai ghế trống đại diện khu vực Tây Âu và các nước khác. Đối với hai ghế của nhóm Đông Âu, Ukraine tái cử với 166 phiếu và Nga trúng cử với 158 phiếu.

Đối với 2 ghế của nhóm Đông Âu, Ukraine đã tái cử đắc cử với 166 phiếu và Nga đã trúng cử với 158 phiếu.

Với những nước thuộc nhóm các quốc gia Mỹ Latinh và Caribê, Mexico tái cử nhận được 175 phiếu; Bolivia, 172 phiếu, và Cuba, 170 phiếu, cũng đã được bầu làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền.

Được thành lập vào năm 2006, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc có trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.

Đặt trụ sở tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền tổ chức 3 phiên họp vào tháng 3, tháng 6 và tháng 9 hàng năm. Hội đồng gồm 47 nước thành viên, được bầu trực tiếp bằng cách bỏ phiếu kín, theo nguyên tắc phân phối theo khu vực địa lý công bằng và theo đa số. Các nước thành viên có nhiệm kỳ 3 năm và chỉ đủ điều kiện tái cử một lần.

Các nước được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, hợp tác đầy đủ với Hội đồng và đệ trình thủ tục đánh giá định kỳ toàn cầu tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trong nhiệm kỳ của mình.

Các nước sẽ rời khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 31/12 tới, gồm CHDC Congo, Nigeria, Angola, Afghanistan, Qatar, Slovakia, Chile, Peru, Australia và Tây Ban Nha.

Ông Phạm Bình Minh: Kiên quyết đấu tranh với các hành động vi phạm chủ quyền Ông Phạm Bình Minh: Kiên quyết đấu tranh với các hành động vi phạm chủ quyền

Mới đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đề nghị các cơ quan hữu quan kiên quyết, kiên trì ...

Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Hàng năm khóa họp đều dành trọn vẹn ...

Mai Anh (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/15-nuoc-duoc-bau-lam-thanh-vien-hoi-dong-nhan-quyen-nhiem-ky-2021-2023-120940.html

In bài viết