Malaysia tiếp tục phản đối yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

14:11 | 14/08/2020

Malaysia đã phản đối yêu sách chủ quyền mở rộng của Trung Quốc tại Biển Đông. Đây được coi là động thái bất thường của nước này.
Sự thật về Biển Đông (bài 3): Những khó khăn của các “tiến trình ngoại giao và pháp lý” hay vấn đề “chủ quyền không được tranh cãi” Sự thật về Biển Đông (bài 3): Những khó khăn của các “tiến trình ngoại giao và pháp lý” hay vấn đề “chủ quyền không được tranh cãi”
Sự thật về Biển Đông (bài 2): Về cái gọi là yêu sách chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc Sự thật về Biển Đông (bài 2): Về cái gọi là yêu sách chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc
1925 1
Tàu tác chiến ven bờ của Mỹ USS Gabrielle Giffords ngày 12/5 di chuyển gần tàu khoan thăm dò West Capella của Malaysia trên Biển Đông. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Phát biểu trước Quốc hội Malaysia ngày 13/8, Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein cho biết cách đây hai tuần, chính phủ nước này đã đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc về quyền chủ quyền của Malaysia đối với thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Đây là phản ứng của Malaysia về một tuyên bố tương tự mà Trung Quốc trình lên LHQ vào ngày 12-12 năm ngoái.

“Malaysia phản đối yêu sách của Trung Quốc rằng họ có quyền lịch sử đối với những vùng biển này. Chính phủ Malaysia cũng cho rằng yêu sách của Trung Quốc đối với các thực thể hàng hải ở Biển Đông không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào xét theo luật pháp quốc tế”, Ngoại trưởng Hussein nhấn mạnh.

Malaysia bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về "quyền lịch sử, quyền chủ quyền và quyền tài phán" liên quan đến các khu vực hàng hải ở Biển Đông được bao quanh bởi cái mà Bắc Kinh gọi là "đường chín đoạn".

"Yêu sách của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và không có giá trị pháp lý vì chúng vượt quá những ranh giới địa lý và giới hạn các quyền lợi hàng hải của Trung Quốc quy định theo công ước", công hàm của Malaysia nêu rõ.

Tuyên bố trên được xem là động thái bất thường của Malaysia. Trước đây, nước này tránh chỉ trích Trung Quốc công khai và thường nhắc lại quan điểm của họ là đảm bảo khu vực biển Đông vẫn mở cửa cho thương mại.

Trước Malaysia, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Mỹ và Australia cũng gửi công hàm ngoại giao lên Liên Hợp Quốc để bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây không đơn thuần là công hàm ngoại giao giữa hai quốc gia, mà được đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc với đề nghị lưu hành rộng rãi tới các nước thành viên khác của Liên Hợp Quốc.

Mặc dù vậy, ông Hishammuddin cho biết Malaysia sẽ vẫn thận trọng trong việc bảo vệ tuyên bố của mình để tránh leo thang căng thẳng, tiếp tục hướng tới một giải pháp trong khuôn khổ do ASEAN đề ra. ASEAN đang tổ chức các cuộc thảo luận với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử (COC) cho khu vực.

"Nếu chúng ta tuân theo những lời biện hộ và áp lực của các siêu cường thì khả năng cao là các nước ASEAN sẽ nghiêng về một số nước nhất định" – ông Hishammuddin lưu ý.

Vào giữa tháng 4, trong suốt một tháng, tàu địa chất của Trung Quốc đã có hành vi quấy rối đối với tàu West Capella của Malaysia ở Biển Đông, khi tàu Malaysia đang tiến hành hoạt động khoan thăm dò tại hai mỏ dầu ở Biển Đông. Đây không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc cho thấy hành động gây hấn ở Biển Đông trong năm nay.

2236 4425 hishammuddin hussein kh
Ngoại trưởng Malaysia Hishamuddin Hussein. Ảnh: Straitstimes

Mới đây, ngày 29/7, Malaysia cũng đã gửi công hàm lên Liên hợp quốc với những lời lẽ cứng rắn phản đối ý kiến của Trung Quốc cho rằng Kuala Lumpur không có quyền xin công nhận thềm lục địa mở rộng trên vùng biển phía Bắc của nước này.

Chính phủ của Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cũng khẳng định rằng đệ trình đơn xin công nhận đối với lục địa mở rộng là hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Đây là lần hiếm hoi Malaysia lên tiếng phản đối bác bỏ của Trung Quốc với những lời lẽ cứng rắn, bác bỏ "toàn bộ những nội dung" được nêu trong công hàm của Bắc Kinh.

Như vậy đến thời điểm này, Malaysia phủ nhận “mọi yêu sách về quyền lịch sử và quyền tài phán của Trung Quốc, liên quan đến những khu vực hàng hải trên Biển Đông" được bao quanh bởi một phần của cái gọi là "đường 9 đoạn".

Các tuyên bố của Trung Quốc đã đi ngược lại UNCLOS và "không có hiệu lực pháp lý vì chúng vượt quá những ranh giới địa lý và nội hàm các quyền lợi hàng hải của Trung Quốc quy định theo công ước", công hàm của Malaysia ghi rõ.

Quyết định đệ trình công hàm lên LHQ được Malaysia đưa ra sau khi Úc và Mỹ cũng bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc. Hai đồng minh này mô tả Bắc Kinh muốn tăng cường hoạt động nhằm thống trị khu vực giàu tài nguyên.

Ngoại trưởng Malaysia: ASEAN cần đoàn kết giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông Ngoại trưởng Malaysia: ASEAN cần đoàn kết giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Ngoại trưởng Malaysia Hishamuddin Hussein đã khẳng định tinh thần đoàn kết giữa các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á ...

Quy tắc hàng hải mới của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam Quy tắc hàng hải mới của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, phiên bản sửa đổi quy định hàng hải mới đây của Trung Quốc là vô ...

Mỹ phản đối Trung Quốc thúc đẩy yêu sách phi pháp ở Biển Đông Mỹ phản đối Trung Quốc thúc đẩy yêu sách phi pháp ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh sự phản đối của Mỹ đối với các nỗ lực của Trung Quốc sử dụng sự cưỡng ép để ...

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/malaysia-tiep-tuc-phan-doi-yeu-sach-phi-ly-cua-trung-quoc-o-bien-dong-115281.html

In bài viết