Bệnh tay chân miệng bùng phát nhanh, Hà Nội có 330 ca

18:50 | 14/07/2020

Khoảng 330 ca tay chân miệng đã được phát hiện tại Hà Nội, xuất hiện tại nhiều quận, huyện, không tập trung thành ổ dịch nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ lây lan phức tạp.
Sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh Sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh
Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng ở trẻ Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng ở trẻ
3951 tang cuong dieu tri tay chan mieng 0310104932

Hơn 300 ca bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở nhiều nơi trên địa bàn TP. Hà Nội. (Ảnh minh họa)

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội mới đây đã công bố số liệu, ghi nhận khoảng 330 ca tay chân miệng, xuất hiện rải rác tại nhiều quận, huyện, không tập trung thành ổ dịch trên địa bàn TP. Hà Nội.

Cụ thể, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 30-50 trẻ đến khám bệnh tay chân miệng mỗi ngày, tăng 5 lần so với cùng kỳ trong tháng 6 và tháng 7.

Khoa Nội Nhi tổng hợp của Bệnh viện E ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng tăng vọt từ giữa tháng 6. Liên tục trong 3 tuần, bệnh viện tiếp nhận 10-15 trẻ mắc trong khi trước đó không có ca bệnh, nhiều trường hợp không rõ nguồn lây.

"Mọi năm dịch tay chân miệng xuất hiện vào tháng 4, nhưng năm nay muộn hơn 2 tháng do trẻ được cách ly do COVID-19, đến trường muộn. Dù bệnh dễ lây lan ở các trường mẫu giáo, hiện nguy cơ bùng phát dịch không quá cao vì trẻ đã được nghỉ hè, song số ca mắc sẽ tăng trong thời gian tới khi đi học trở lại", Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh.

Ths.Bs Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp (Bệnh viện E) cho biết, trẻ mắc tay chân miệng có thể tái mắc tái lại và chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện các bác sĩ thực hiện phân loại bệnh tay chân miệng ở trẻ em theo 4 mức độ.

Nếu bệnh nhân ở mức độ 1 với các dấu hiệu ở da, niêm mạc bao gồm phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân hay ở các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, mông, kèm theo nốt ở miệng thì bệnh nhi có thể điều trị tại nhà.

Còn những cấp độ sau như từ mức độ 2, bắt đầu có biến chứng ở thần kinh, tim mạch nhẹ với các biểu hiện: giật mình, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ; chân tay run, người run, ngồi không vững, đi loạng choạng...

Ở mức độ 3, bệnh biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng, vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú, nhịp thở nhanh... Ở mức độ 4, bệnh xuất hiện triệu chứng sốc, phù phổi cấp, tím tái hoặc ngưng thở, thở nấc.

Ths.Bs Trương Văn Quý cho hay, nếu trẻ mắc bệnh từ mức độ 2 trở lên, cha mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Các chuyên gia y tế đã đưa ra khuyến cáo để phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em, cụ thể:

Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Hạn chế hoặc không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Bệnh tay chân miệng bùng phát ở trẻ vào mùa mưa bão Bệnh tay chân miệng bùng phát ở trẻ vào mùa mưa bão

Mưa bão nhiều là thời điểm các mầm bệnh bùng phát ở trẻ. Sau đây là những bệnh hay gặp các mẹ nên biết để ...

Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt” Bệnh tay chân miệng phía Nam lên gần 50.000 ca: Bộ trưởng Y tế tức tốc vào TP.HCM, bệnh viện nhi mở phòng “đặc biệt”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã lần lượt đến các BV Nhi đồng tại TP.HCM để kiểm ...

Phụ huynh cẩn trọng khi mớm thức ăn cho con, đã có hơn 61.000 người mắc tay chân miệng trong 9 tháng đầu năm Phụ huynh cẩn trọng khi mớm thức ăn cho con, đã có hơn 61.000 người mắc tay chân miệng trong 9 tháng đầu năm

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố. ...

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/benh-tay-chan-mieng-bung-phat-nhanh-ha-noi-co-330-ca-112485.html

In bài viết