Làng rèn cổ Hồng Lư: Những người giữ lửa trăm năm

17:57 | 15/07/2020

Đến nay, tổng cộng trong làng Hồng Lư có 15 lò rèn lớn nhỏ. Nghề này không còn là truyền thuyết nữa, mà thực tế đã trở thành chuyện miếng cơm, manh áo của người dân nơi đây.
Tạo điều kiện cho sinh viên Lào sang học tập tại Quảng Nam Tạo điều kiện cho sinh viên Lào sang học tập tại Quảng Nam

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở ngành, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh phối hợp ...

Ba người chết đuối thương tâm tại bãi biển Thống Nhất (Quảng Nam) Ba người chết đuối thương tâm tại bãi biển Thống Nhất (Quảng Nam)

Người dân và lực lượng chức năng địa phương đã lặn tìm và đưa được các nạn nhân lên bờ nhưng chỉ 1 người được ...

0048 2
Những người thợ Hồng Lư chăm chỉ với nghề dù thu nhập thấp

Nằm nép mình bên sông Trường Giang, dưới những bóng cây mát rượi đổ hoa vàng rực vào những ngày đầu hạ, làng rèn Hồng Lư (thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam) đã trải qua hàng trăm năm tuổi với bao thăng trầm thời cuộc.

Ông Trần Đình Thông, được coi là người nắm giữ nhiều bí quyết của làng rèn, và cũng là người gìn giữ và trao truyền lại danh tiếng của làng. Trong kháng chiến chống Pháp, làng rèn Hồng Lư đã có những năm tháng lẫy lừng khi cống hiến nhiều công sức cho cách mạng.

Từ một lò rèn đầu tiên, sang đời sau đã có 4 lò rèn, và đến nay, tổng cộng trong làng có đến 15 lò rèn lớn nhỏ. Đi khắp làng, nhà nào cũng có lò rèn riêng, ngày đêm đỏ lửa.

Những vị khách trong tỉnh Quảng Nam, hay các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định đều phải lặn lội đến đây đặt hàng trước hàng tháng trời mới làm kịp. Thanh niên trai tráng trong làng gần như ai ai cũng học nghề rèn. Các sản phẩm làm ra có chất lượng tốt nên làng rèn Hồng Lư từ đó nổi danh khắp nơi.

0046 1
Ông Trần Đình Thông là đời thứ 3 trong gia đình vẫn miệt mài giữ lửa nghề rèn

Để làm được các nông cụ, hay những vật dụng thì người làm nghề vô cùng vất vả.

Theo ông Thông, thì nghề rèn không chỉ có sức khỏe là làm được mà cần phải học. Để học được tinh thông nghề này, người nhanh nhẹn cũng phải mất 3 năm chuyên cần, không có sách vở nào ghi chép bí quyết cả, chỉ có người đi trước truyền lại cho người đi sau.

Cho nên, thợ học việc phải có lòng nhẫn nại học hỏi, rồi cảm nhận bằng sự tinh tế của tai, mắt, của bàn tay chính mình. Đến khi có thể làm được sản phẩm sắc bén, rắn mà không giòn, dẻo mà không mềm, thì coi như thành nghề.

Hơn nữa, các bậc tiền bối luôn nhiệt tình truyền dạy cho lớp thợ trẻ tiếp nối, không có chuyện giấu nghề, giữ bí quyết, nên chỉ người có tâm mới có thể theo nghề này lâu dài được.

0050 3
Độ tinh xảo của từng sản phẩm ở đây luôn khiến người dùng hài lòng

Trong tất cả quá trình thao tác đều đòi hỏi sự công phu, kỹ lưỡng và kinh nghiệm của người thợ, “Non quá dễ bị quăn lưỡi, già quá sẽ bị mẻ hoặc rạn nứt, đập sắt phải khỏe mạnh, mài cũng giữ một vai trò quan trọng, đôi tai và con mắt của người thợ lâu năm trong làng nghề chỉ cần nhìn vào hoa lửa bắn ra hoặc nghe tiếng máy kêu cũng có thể biết được sản phẩm đã hoàn thiện hay chưa. Đó chính là lý do vì sao những người vùng khác đến học nghề không thể lấy được bí kiếp của người thợ Hồng Lư!”, ông Thông chia sẻ.

0054 5
Nghề rèn ở Hồng Lư đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao

Đã có một thời, làng nghề rèn Hồng Lư chao đảo, tưởng như không tồn tại lâu dài được, các lò rèn hoạt động cầm chừng, sản phẩm không tiêu thụ được. Nguyên nhân là do người tiêu dùng bị choáng ngợp trước sự xuất hiện ồ ạt của các loại sản phẩm nhập ngoại từ Trung Quốc, Thái Lan… tràn vào thị trường Việt Nam với mẫu mã đẹp, màu sắc trắng sáng, giá rẻ hơn.

Khó khăn thì chồng chất, nhưng những người thợ ở đây vẫn luôn kiên trì giữ lửa làng rèn lớn nhất nhì xứ Quảng.

Khi những loại dao hay các loại nông cụ sản xuất công nghiệp không thể có độ bền, thì chính các sản phẩm của Hồng Lư đã chứng tỏ được điều đó. Và đơn đặt hàng cũng như sản phẩm bày bán ở các chợ đều ngày càng tăng vì chất lượng thật và độ bền của sản phẩm đã được người dùng cảm nhận.

0052 4
Những người thợ ở đây vẫn luôn quyết tâm giữ nghề cho đến những đời sau

Dẫu khó khăn, dẫu giá cả leo thang từng ngày và người thợ rèn chỉ lấy công làm lời, nhưng làng nghề này không những tồn tại mà còn phát triển hơn xưa.

'Cứu hộ' san hô ở bán đảo Sơn Trà

Lặn ngụp dưới làn nước lạnh, các thành viên của Trung tâm Cứu hộ sinh vật biển Sasa đang ra sức "cứu chữa", chăm sóc ...

Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định bổ nhiệm nhân sự, lãnh đạo mới Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định bổ nhiệm nhân sự, lãnh đạo mới

Các địa phương Đà Nẵng, Bình Định và Thừa Thiên - Huế vừa đồng loạt triển khai công tác cán bộ, công bố và trao ...

Khởi tố thêm 9 nguyên lãnh đạo trong vụ sai phạm dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Khởi tố thêm 9 nguyên lãnh đạo trong vụ sai phạm dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Mở rộng điều tra vụ sai phạm dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cơ quan điều tra đã khởi tố thêm 9 ...

Minh Ngọc - Hoàng Tân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lang-ren-co-hong-lu-nhung-nguoi-giu-lua-tram-nam-112143.html

In bài viết