Vẫn ra khơi như trăm năm dân biển đi về

06:30 | 01/07/2020

Là một người từng có hơn 10 gắn bó với biển đảo, nhà báo Gia Tưởng đã ra khơi cùng ngư dân cả những ngày “tàu lạ” liên tục dồn đuổi, đe dọa, uy hiếp và cả những ngày trời yên biển lặng. Thời Đại giới thiệu bài báo của nhà báo Gia Tưởng trong một chuyến đồng hành cùng ngư dân ở vùng biển Hoàng Sa.  

yeu cau trung quoc dieu tra vu ap sat tau ca viet nam o hoang sa Yêu cầu Trung Quốc điều tra vụ áp sát tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa

Khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc tàu cá ...

bo quoc phong my len an tau trung quoc dam chim tau ca viet nam o bien dong Bộ Quốc phòng Mỹ lên án tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông

Ngày 9/4, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra tuyên bố phản đối việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu ...

Nhiều lần tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm, bắt nạt nhưng ngư dân vẫn không rời bỏ ngư trường. Chính họ là một lực lượng quan trọng chứng minh: Trường Sa, Hoàng Sa từ lâu, bây giờ và mai sau là của Việt Nam.

van ra khoi nhu tram nam dan bien di ve
Tác giả chuẩn bị lên tàu cá đồng hành cùng ngư dân

Gia sản có gì dành hết cho những chuyến ra khơi

Có lần tôi nói chuyện với anh Nguyễn Tấn Lự chủ tàu QNs95031 thôn Định Tân, xã Bình Châu huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Năm 2009, anh là người đã từng bị lính Trung Quốc bắt nhốt tại đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa) suốt 12 ngày. Vợ anh Lự là chị Đỗ Thị Phấn đã phải bấm bụng đi vay 60 nghìn Nhân dân tệ, chuộc chồng về. Gặp anh Lự trong một chuyến biển, anh nói: “Ngư dân miền Trung chúng tôi, không có ruộng, gạo xin từ biển, nhà cũng cất nhờ biển, nuôi con ăn học, dựng vợ, gả chồng, cái chi cũng vay của mẹ biển hết. Mà chỉ có vay của biển mới không bị đòi nợ thôi. Nên đôi khi ngư dân phải trả bằng tính mạng của mình thì cũng không có gì hối tiếc hay do dự gì cả".

3246 78499715 270303247370731 311621623296573252 n
Ngư dân làm thắp nén nhang trong mâm lễ đơn giản trước lúc ra khơi

Anh bảo, để có ngư trường như Hoàng Sa hiện nay, nhiều đời ngư binh của Lý Sơn, Quảng Ngãi dong buồm đi canh đảo, nhiều người đã phải nằm lại dưới đáy biển. "Vậy nên không bao giờ chúng tôi bỏ biển của cha ông để lại cho mình, dù nghề đi biển có đối mặt như cơm bữa với bão gió, cùng sự rình rập của nước ngoài thì chúng tôi vẫn ra khơi như hàng trăm năm bà con dân biển vẫn làm”. Với anh Lự cùng hàng triệu ngư dân, những chuyến xa khơi của họ không chỉ để mưu sinh, mà còn nhiệm vụ bảo vệ ngư trường cho con cháu mai sau.

Lần sát cánh cùng ngư dân trên Hoàng Sa trong sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 năm 2014 tôi vẫn nhớ anh Nghiệp một thuyền trưởng tàu cá nói: “Nhà tôi có 3 chiếc tàu đánh cá, đợt này cả 3 anh em tôi đều có mặt trong đoàn đi đấu tranh này luôn, mỗi người làm thuyền trưởng một tàu, bao nhiêu gia sản của nhà đều được đầu tư cho chuyến ra khơi hết. Vì nếu ngư dân không còn biển nữa thì tàu bè, lưới cụ để làm gì? Mang đi đâu mà đánh bắt cá được? Còn biển là còn nghiệp, mất biển là mất nghiệp".

Những suy nghĩ, việc làm, và cả sự cần mẫn ra khơi của ngư dân nước ta đã hơn tất cả mọi lời nói. Ngoài của cải mà biển đem lại, thì ý thức của người công dân, trách nhiệm với biển đảo, bờ cõi quê hương, lúc nào cũng mặn mòi như hạt muối, như giọt mắm chắt, và không gì có thể lay chuyển được hay làm ngư dân nhụt chí mỗi chuyến ra khơi dẫu biết ngoài thiên tai còn nhân tai đe dọa.

Kiên quyết không từ bỏ biển đảo tiền nhân để lại

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục gây hấn với những hành động từ tự phát ở cấp nhỏ, đến có hệ thống tính toán đối với ngư dân và vùng biển nước ta. Từ những vụ việc đơn lẻ là tấn công tàu cá, gần nhất như ngày 10/6/2020 tàu cá QNg 98146 do ông Nguyễn Lộc, đảo Lý Sơn, làm thuyền trưởng đã bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp đi ngư cụ, dầu máy, cá trong hầm và dùng vũ lực ép thuyền trưởng điểm chỉ vào một số giấy tờ không rõ nội dung.

3253 106346631 581283139194183 5255097754625678541 n
Tàu cá Việt Nam chưa bao giờ bỏ ngư trường Hoàng Sa

Có hệ thống hơn là vụ việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tiến hành khảo sát phi pháp trên bãi Tư Chính của nước ta năm 2019 và năm nay tiếp tục đi vào vùng biển Việt Nam. Xa hơn nữa là năm 2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Hoàng Sa. Họ cũng đã bồi đắp phi pháp nhiều đảo ở Trường Sa, quân sự hóa cả đảo này, phục vụ cho yêu sách phi pháp đường lưỡi bò đó họ tự vẽ ra trên biển cũng như ý đồ lâu dài độc chiếm Biển Đông mà toàn thế giới đều nhìn thấy rất rõ.

van ra khoi nhu tram nam dan bien di ve
Ngư dân đánh nhận những "món quà" từ biển

Trung Quốc là một nước lớn, nhưng những gì họ đang hành động ở Biển Đông, đối với ngư dân Việt Nam, lại đi ngược lại Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm Công ước Luật Biển LHQ năm 1982.

Song ngư dân Việt Nam chưa bao giờ rời xa Hoàng Sa, Trường Sa. Trên thực tế ngư dân Việt Nam đã và vẫn đang làm chủ hai ngư trường truyền thống này. Chưa bao giờ lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam lại vắng bóng ở các ngư trường này. Sự hiện diện kiên gan, vững vàng của ngư dân Việt Nam là một trong những bằng chứng sống động nhất cho việc thực thi các quyền chủ quyền của Việt Nam, để khẳng định rõ ràng rằng “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” không cần bàn cãi.

Việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn có thể tái diễn. Chúng ta vẫn kiên trì dùng biện pháp đấu tranh hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ chủ quyền biển đảo, quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân. Đó cũng là cách tốt nhất để quốc tế nhận thấy một cách rõ ràng: Việt Nam hành động theo chính nghĩa và yêu chuộng hòa bình nhưng cũng kiên quyết không từ bỏ biển đảo cha ông để lại.Không chỉ khai thác nguồn lợi từ kinh tế biển, ngư dân còn bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc một cách quyết liệt và chính nghĩa, góp công lớn trong nhiệm vụ giữ gìn sự hòa bình và ổn định trong khu vực biển Đông và trên thế giới.

Gia Tưởng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/van-ra-khoi-nhu-tram-nam-dan-bien-di-ve-111451.html

In bài viết