Khỏi viêm họng nhờ cây lá bỏng
Cây thuốc bỏng còn có các tên trường sinh, thổ tam thất, diệp sinh căn, lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ). Lá bỏng có tính chất tiêu viêm, kháng khuẩn vì vậy được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong hoặc ngoài cơ thể.
Dưới đây là những cách chữa bệnh từ lá bỏng nhiều người sử dụng.
Viêm họng: Lấy 10 lá rửa sạch, chia nhai sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3–5 ngày sẽ có kết quả. Hoặc nhai ngậm sáng 4 lần, chiều 4 lần, tối 2 lần (mỗi lần 1 lá, đều nhai ngậm và nuốt cả bã) dùng trong 3 ngày là khỏi.
Chữa bỏng: Lấy lá bỏng, rửa sạch giã ra và cho thêm một chút muối, sau đó lấy nước cốt bôi lên vết thương hoặc đắp cả bã.
Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.
Trĩ: Lấy một nắm lá bỏng nhỏ, rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì có thể giã lá bỏng đắp vào búi trĩ.
Chữa xoang: Lấy lá bỏng rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước. Sau đó lấy bông chấm vào nước bỏng và nút lỗ mũi bên viêm, ngày 4 – 5 lần; nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này còn dùng cho người bị chảy máu cam.
Chữa chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Chữa viêm tai giữa cấp tính: Lá bỏng rửa sạch giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
Ðau mắt đỏ và đau mắt hột: Trước khi ngủ, đánh răng, nạo lưỡi sạch, nhai 3 lá bỏng (đã rửa sạch), mút bớt nước, đặt bã vào gạc vải (vô trùng) đắp vào mắt buộc chặt, sáng tháo ra, rửa mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ khỏi.
Chữa đổ máu cam: Nhai 1, 2 lá bỏng, lấy nước nhai thấm bông gòn đặt vào lỗ mũi độ 10 phút sau sẽ khỏi.
Chữa mất ngủ: Chiều và tối, ăn mỗi lần 8 lá sẽ giúp bạn ngủ tốt hơn. Đối với trẻ em bị mất ngủ, dùng nước lá bỏng cho bé uống giúp bé ngủ ngon.
Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ: Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo. Rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1–2 lần, mụn sẽ khỏi dần.
Tai nạn đứt da chảy máu, dập nát, bầm huyết, rắn rết cắn: giã nhuyễn lá để đắp buộc lên vết thương.
Chốc lở sài đầu, mụn nhọt lở ghẻ ở trẻ em: trong uống dịch lá bỏng, sáng tối, mỗi lần 20 – 25ml. Ngoài đắp rửa bằng nước lá bỏng giã nhuyễn.
Sốt xuất huyết: lấy lá bỏng xay thành nước, ngày đầu mỗi ngày uống 3 – 4 lần 100ml. Ngày sau 2 lần. Mỗi lần 60ml cho đến khi khỏi.
Viêm nhiễm đường hô hấp, ho, ho lao, ho ra máu: uống thường xuyên sáng tối. Mỗi lần 60 - 80ml dịch lá bỏng. Trẻ em ho gà 20 – 25ml (6 – 8 lá).
Xơ gan cổ trướng và các loại viêm gan: dùng lá bỏng trong bóng râm để uống. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 100ml liên tục.
Viêm loét dạ dày: không chảy máu uống 60ml vào sáng tối. Bệnh nhân dạ dày có chảy máu các ngày đầu 3–4 lần với liều 100ml (khoảng 35 lá) cho cầm, sau đó ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
Mồ hôi trộm: cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 60ml dịch lá bỏng.
Sốt nóng trẻ em: uống ngày 2–4 lần, mỗi lần 30ml dịch lá bỏng.
Nhức đầu, hồi hộp, huyết áp cao: ngày uống 2 lần mỗi lần 60ml dịch lá sống đời sẽ lợi tiểu, giảm nhịp tim, ngủ tốt hạ huyết áp, hết nhức đầu.
Hôi nách: Dùng lá bỏng giã nhuyễn xoa xát vào nách. Bên cạnh đó lấy dịch lá bỏng uống. Chỉ 1 thời gian ngắn, căn bệnh khó chịu này sẽ biến mất.
Bình An