Trang chủ Gia đình Việt
11:45 | 31/01/2016 GMT+7

Khi ca dao, tục ngữ, nhạc vào... môn địa

aa
Cô Đặng Thị Phương Tâm - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long - đã biến môn địa thành môn học lý thú khi đưa ca dao, tục ngữ, nhạc vào bài giảng của mình.

Đưa thực tế vào tiết học là một trong những mục đích giảng dạy của cô Tâm. Chứng kiến cảnh học trò học chỉ để đối phó với thi cử, khi thi xong không còn đọng lại điều gì trong đầu, cô Tâm rất băn khoăn.

khi ca dao tuc ngu nhac vao mon dia

Trong những tiết dạy đầy sáng tạo của mình, cô Tâm đã biến môn địa lý thành môn học đầy lý thú với học sinh

Việc học sinh ít mặn mà với môn địa cũng khiến cô trăn trở, đau đáu bởi cô hiểu học tốt môn này sẽ giúp các em có những kiến thức hỗ trợ ngành nghề mình chọn sau này. Vì vậy cô Tâm quyết tâm tìm mọi cách gieo vào lòng học trò tình yêu với môn địa bằng cách áp dụng những phương pháp giảng dạy hay.

Nhạc trước, học sau

Một trong những cách dạy độc đáo của cô Tâm là đưa nhạc làm nền chủ đạo cho bài giảng, khiến tiết học trở nên sôi động và hào hứng. Chẳng hạn cô sử dụng bài hát Gửi nắng cho em cho bài giảng “Thiên nhiên phân hóa đa dạng” để giải thích hiện tượng thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam.

Học sinh sẽ nghe trước lời ca khúc nồng nàn: “Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam/ Muốn gửi ra em một chút nắng vàng/ Thương cái rét của thợ cày thợ cấy/ Nên cứ muốn chia nắng đều ra ngoài ấy/ Có tình thương tha thiết của trong này...”.

Sau đó cô Tâm giải thích cho các em hiểu sở dĩ không khí mùa đông ở miền Bắc lạnh, miền Nam vẫn ấm do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, khi xuống phía Nam gió mùa đông bắc yếu dần và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã...

Hoặc khi giảng bài “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”, cô Tâm chọn ca khúc Sợi nhớ, sợi thương để đi vào bài giảng với câu “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên nắng đốt, bên mưa quây...”.

Lời ca khúc trữ tình này được cô Tâm lý giải bằng kiến thức khoa học tự nhiên: từ tháng 5 đến tháng 7 gió tây nam gây mưa nhiều bên sườn tây dãy Trường Sơn, đến khi gió này vượt qua bên sườn đông dãy Trường Sơn thì khối khí trở nên khô và nóng...

Đối với cô, khi học địa học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản để có thể tự lý giải, phân tích được những hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh. Vì vậy trong tiết giảng, cô thường đố cả lớp giải thích những câu ca dao, tục ngữ: “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”, “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”...

Từ bài giảng, cô Tâm đưa học trò ra thực tế để lý giải vì sao trong những ngày đầu tháng 10 Vĩnh Long chìm trong sương mù hay giữa tháng chạp trời Vĩnh Long rất lạnh, cô đều yêu cầu học trò giải thích bằng những kiến thức địa lý đã học.

Em Vũ Đào Tuấn Anh, lớp 12T1, thổ lộ: “Nhờ cách dạy độc đáo như vậy nên giờ học của cô Tâm rất thú vị và sôi động. Chúng em hiểu bài ngay tại lớp. Về nhà chỉ cần ôn sơ lại là nhớ luôn”.

Hướng nghiệp bằng môn địa

Cô Tâm cũng rất quan tâm chuyện hướng nghiệp cho trò bởi theo cô, 12 năm đèn sách thì giây phút quan trọng nhất vẫn là lúc đặt bút chọn nghề. Cái độc đáo là cô hướng nghiệp bằng... môn địa.

Trong tiết giảng của mình, cô thường đưa thông tin về tuyển sinh cho học sinh tham khảo. Chẳng hạn như khi dạy về bài “Lao động và việc làm”, cô đưa ra số liệu các ngành nghề, trong đó nhấn mạnh những ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần, ngành nào đang bão hòa, ngành đầu vào lấy điểm cao, những ngành học có “bà con họ hàng” với nhau...

Khi giảng về chương địa lý các ngành và các vùng kinh tế, cô giảng về đặc điểm của một số ngành học cũng như tỉnh thành nào cần những nghề gì...

Cứ mỗi bài giảng cô tư vấn một ít về chuyện ngành nghề. Và điều này đã giúp rất nhiều thế hệ học sinh.

Bạn Lương Thùy Khuê - cựu học sinh Trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiện là kiến trúc sư một công ty ở TP.HCM - tâm sự chính nhờ môn địa của cô Tâm đã khiến bạn chọn ngành kiến trúc. Vốn là học sinh thích kiểu học tư duy, suy luận nên cách giảng của cô Tâm khiến Khuê thích môn địa. Mặc dù định thi khối A, nhưng Khuê vẫn vô đội học sinh giỏi môn địa và đoạt giải khuyến khích toàn quốc.

Những tiết học ở lớp, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi khiến Khuê hiểu các yếu tố thiên nhiên như dông bão, mưa lũ... tác động đến đời sống người dân ra sao. Điều này khiến Khuê mạnh tay đặt bút chọn ngành kiến trúc với khao khát thiết kế những ngôi nhà tránh được bão lũ... Khuê chia sẻ: “Kiến thức về môn địa đã giúp Khuê rất nhiều trong chuyên môn. Nhìn lại mình rất may mắn khi được là học trò của cô Tâm”.

Hoặc như bạn Nguyễn Tấn Lộc, nhân viên công ty du lịch ở TP Cần Thơ, khi còn là học sinh nghe cô Tâm giới thiệu về ngành hướng dẫn viên du lịch, Lộc thấy mình hợp với ngành này. Lộc tâm sự: “Nhờ những lời cô tư vấn ngày ấy mà Lộc đã chọn trúng nghề. Giờ Lộc đã thỏa ước mơ đi đây đi đó giới thiệu cảnh đẹp quê hương đất nước mình”.

Hằng năm, được Trường ĐH Cần Thơ mời tham gia chấm điểm thi đại học, cô Tâm luôn chắt lọc những cái hay của thí sinh để về chỉ lại cho học trò trường mình. Với rất nhiều học sinh Trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, cô Tâm không chỉ là cô giáo mà còn là người bạn lớn.

Có lẽ chính vì vậy mà nhiều thế hệ học sinh ra trường đến ngày lễ tết đều về thăm cô hoặc gọi điện về tâm sự. Nhờ đó, cô nắm được những khó khăn, thuận lợi của học trò mình, để rồi lấy đó làm kinh nghiệm chia sẻ lại cho những thế hệ học trò kế tiếp.

Ông Nguyễn Hồng Phước - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long - nhận xét: “Cô Tâm là một trong những giáo viên giỏi của trường chúng tôi. Nhờ cách dạy tận tâm và nhiều sáng tạo của cô mà trường có nhiều học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia môn địa.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015, lớp cô Tâm có ba em thủ khoa môn địa khi đạt điểm 10 tròn trịa. Và một phần nhờ cô làm tốt công tác chủ nhiệm mà tỉ lệ đậu đại học ở lớp cô chủ nhiệm đạt 96 - 100%...”.

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) 200 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên Khmer đã tham gia biểu diễn hòa tấu nhạc ngũ âm, xác lập kỷ lục Việt Nam về " Chương trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng quy mô lớn nhất Việt Nam".
70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng tay đón tiếp, san sẻ từng miếng cơm, manh áo, ghi dấu một chặng đường lịch sử đầy nghĩa tình Bắc - Nam.
Ra mắt 6 cuốn tranh truyện vinh danh làng nghề thủ công Việt Nam

Ra mắt 6 cuốn tranh truyện vinh danh làng nghề thủ công Việt Nam

Nhà xuất Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho các em nhỏ.
Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Ngày 1/10, Bảo tàng thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng lớp “Khôi phục và truyền dạy nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ năm 2024”.

Đọc nhiều

Thông tin đối ngoại: nâng tầm sức mạnh mềm Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thông tin đối ngoại: nâng tầm sức mạnh mềm Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. 109 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh tại Lễ trao giải.
Nhạc Việt ở Quảng Châu

Nhạc Việt ở Quảng Châu

Những năm gần đây, âm nhạc thịnh hành Việt Nam gây bão mạng xã hội Trung Quốc, các bài hát Trung Quốc cũng được giới trẻ Việt Nam yêu thích. Niềm đam mê chung về âm nhạc đã khiến nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam xích lại gần nhau hơn.
Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Trong hai ngày 2-3/12 tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 khu vực II - Khánh Hòa với chủ đề “Hải quân Nhân dân Việt Nam viết tiếp bản hùng ca”.
Sáng kiến Tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Sáng kiến Tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tối 3/12/2024, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.
Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa hải quân hai nước. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Phó Đô đốc May Dina, Chỉ huy trưởng Căn cứ biển Ream đồng chủ trì Hội nghị.
Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức được phát động vào ngày 22/11. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân.
Quảng Bình - Savannakhet tiếp tục hợp tác bảo vệ biên giới

Quảng Bình - Savannakhet tiếp tục hợp tác bảo vệ biên giới

Ngày 5/12, Đoàn đại biểu biên giới tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và tỉnh Savannakhet (Lào) đã hội đàm, ký biên bản hợp tác về bảo vệ biên giới năm 2025. Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet Ling thong - Sengtavan.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/12 Bắc Bộ tạnh ráo, ấm áp hơn so với ngày 4/12. Hà Nội nắng hanh, nhiệt độ lên đến 28 độ.
Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 2/12, thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét.
Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 1/12, Bắc Bộ tiếp tục hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông.
Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 30/11 Bắc Bộ trời rét, nền nhiệt vùng núi giảm xuống 11-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.
Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 28/11, nhiệt độ thấp nhất ở khu vực đồng bằng có thể xuống 15 độ C. Thời tiết Hà Nội hanh khô, không khí ở mức ô nhiễm.
Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động