Bức tượng chú chó Nipper lớn nhất thế giới ở New York có gì đặc biệt?
Bức tượng nằm trên mái của một nhà kho ở phố North End thuộc thành phố Albany, nặng hơn 4 tấn và cao hơn 8 mét, được làm bằng thép và kính cường lực.
Theo Viện nghiên cứu Lịch sử và Mỹ thuật Albany, bức tượng này đã "tọa lạc" ở đỉnh tòa nhà từ năm 1958 cho đến nay, tức sau khi công ty RTA - tập đoàn chuyên phân phối các sản phẩm, thiết bị của RCA, tiến hành sửa chữa.
Bức tượng được thiết kế và hoàn thành tại Chicago. Sau đó, nó được chia thành 5 phần để vận chuyển bằng đường sắt và cuối cùng được lắp vào tấm khung thép đặt trên mái với sự trợ giúp từ chiếc cần cẩu có chiều cao ngang ngửa một tòa nhà 10 tầng.
Bức tượng nằm trên mái của một nhà kho ở phố North End thuộc thành phố Albany, nặng hơn 4 tấn và cao hơn 8 mét, được làm bằng thép và kính cường lực.
Bức tượng Nipper là công trình tưởng niệm lớn nhất trong số 4 bức tượng chó săn đồ sộ, từng được đặt trên đỉnh trung tâm phân phối của RTA. Đồng thời, đây cũng là bức tượng duy nhất còn tồn tại mà không bị dỡ đi. Trước kia, nhiều bức tượng Nipper khổng lồ đã được đặt trên những tòa cao ốc tại Chicago và Los Angles, nhưng sau đó tất cả đều đã bị đập đi hoặc được đưa đến một nơi khác.
Bức tượng khổng lồ này lấy hình mẫu từ một chú chó có thật, sống vào thế kỷ 19 cùng với chủ nhân là ông Francis Barraud - một họa sĩ sinh sống, làm việc ở thành phố cảng Liverpool, nước Anh.
Hoạ sĩ Francis Barraud đã vẽ bức tranh này vào năm 1899.
Cái tên "Nipper" của chú chó bắt nguồn từ sở thích "gặm" gót chân mỗi khi có bất kỳ vị khách nào tới chơi nhà. Một ngày nọ, Barraud bắt gặp hình ảnh chú chó cưng của mình chăm chú nghe một bản nhạc được phát ra từ chiếc máy hát và nhanh chóng vẽ lại khoảnh khắc ấy. Sau đó, ông cũng đã cố gắng bán bức tranh này cho nhiều công ty để nhận tiền bản quyền, nhưng đều bị từ chối.
Sau cùng, Barraud cũng đã tìm được một khách hàng thú vị. Ông đã mượn ý tưởng thay thế chiếc máy hát được phát minh bởi Edison trong bức tranh bằng một thiết bị khác của công ty The Gramophone. Bởi khi đó, quản lý của cửa hàng gợi ý rằng, nếu ông thay thế chiếc máy hát cũ kĩ bằng chiếc máy hát của nhà phát minh Berliner, công ty sẽ mua bản quyền hình ảnh ngay lập tức. Không lâu sau, hình ảnh chú chó Nipper bên chiếc máy hát nhanh chóng trở thành một trong những nhãn hiệu kinh doanh thành công bậc nhất lịch sử, dưới cái tên "His Master’s Voice". Hình ảnh này đã được sử dụng rất lâu trong thời kỳ hoàng kim của rất nhiều công ty, trong đó có cả RCA.
Bức tượng chú chó Nipper ở thành phố Baltimore (Mỹ).
Khác với bức tượng chú chó Nipper tại thành phố Baltimore, Nipper ở thành phố Albany không được thiết kế theo khuôn mẫu phải nghiêng đầu về phía máy hát. Thay vào đó, chú lại nghiêng đầu lắng nghe tiếng gió. Kể từ khi nhà kho của RTA đóng cửa từ những năm 1980 đến nay, người dân địa phương vẫn dành rất nhiều tình cảm cho bức tượng này. Và cho đến bây giờ, nó vẫn được xem như là một biểu tượng, một linh vật của thành phố.
Uyên Uyên Spiderum