Trang chủ Văn hóa - Du lịch Giải trí
08:00 | 21/11/2018 GMT+7

Bài 4: Nguyễn Văn Trương - Danh tướng thủy chiến của nhóm “Gia Định ngũ hổ tướng”

aa
TĐO - Xuất thân nghèo khó, nhưng Nguyễn Văn Trương dần vươn lên trở thành một danh tướng giỏi dùng thủy binh, góp công dựng nghiệp đế của nhà Nguyễn. Đó là cả một quá trình “vượt khó” không ngừng của vị danh tướng đất Quảng.

Quê quán của tướng Nguyễn Văn Trương, xem trong “Đại Nam nhất thống chí”, ông là người huyện Lễ Dương, tỉnh Quảng Nam. Huyện ấy nay thuộc về địa phận huyện Thăng Bình của Quảng Nam.

Nằm trong danh sách “Gia Định ngũ hổ tướng”, ông được người đời nhớ tới với tài năng về thủy chiến.

Trưởng thành từ phận chăn trâu

Xuất thân nghèo khó, nhưng Nguyễn Văn Trương dần vươn lên trở thành một danh tướng tài giỏi của chúa Nguyễn, góp công dựng nghiệp đế của nhà Nguyễn. Đó là cả một quá trình “vượt khó” không ngừng của vị danh tướng đất Quảng.

Về nguồn gốc, xem nơi “Đại Nam liệt truyện” có riêng phần truyện ghi về tiểu sử, công nghiệp của ông. Qua đó, ta được hay rằng Nguyễn Văn Trương sinh ra trong gia đình vốn bần hàn, khi nhỏ đã phải đi chăn trâu cho người. Nhưng lại qua đó, chính là bước đệm đầu tiên để sau Trương trở thành một tướng tài, bởi chính những tháng ngày chăn trâu thuê kiếm sống ấy Trương đã “từng cùng đàn trẻ chăn trâu chơi đùa chia đội ngũ, bày trận đồ, tự xưng là đại tướng, ra hiệu lệnh cho đàn trẻ đánh, đấm làm vui”. Trò vui con trẻ đã rèn luyện trận đồ ngay từ nhỏ một cách tự nhiên cho Nguyễn Văn Trương vậy khiến ta liên tưởng đến thuở xưa, vua Đinh Tiên Hoàng cũng từng cùng chúng bạn chăn trâu lấy cờ lau làm cờ đánh trận giả mà sau làm nên nghiệp đế, lập hẳn triều đại nhà Đinh.

bai 4 nguyen van truong danh tuong thuy chien cua nhom gia dinh ngu ho tuong

Một tạo hình Nguyễn Văn Trương gắn với thủy quân nhà Nguyễn

Thân làm tướng, nhưng Nguyễn Văn Trương lại có tiếng là người nhân nghĩa, thế nên “Đại Nam liệt truyện” mới có lời khen “tính nhân hậu, không muốn giết người”. Riêng vua Gia Long thì có lời ban tặng “làm tướng có lòng nhân như Trương là ít lắm”. Lòng nhân ấy được chính sách này dẫn chứng khi Trương còn làm tướng cho Tây Sơn, lúc quân chúa Nguyễn bị thua phải chạy qua sông thoát thân, bị quân Tây Sơn xúm lại đâm. Nguyễn Văn Trương thấy thế, mới bảo “Nhân lúc nguy của người mà đâm, không phải là mạnh”, nhờ đó mà quân Tây Sơn mới dừng tay. Ta nên nhớ rằng, nơi chiến trường giao tranh chỉ có bên sống bên chết, người thắng kẻ bại, thì sự khốc liệt về sinh mạng con người ấy mấy ai màng chi đến chuyện nhân đạo với kẻ thù. Nhưng ở Nguyễn Văn Trương, ông lại có lương tính ấy, không vì thắng mà đuổi cùng giết tận kẻ bên kia chiến tuyến. Cũng bởi thế, mà ông lưu được tiếng tốt ở đời không chỉ về tài năng trận mạc.

Không chỉ giỏi thủy chiến, không chỉ có lòng nhân, vị tướng họ Nguyễn theo “Đại Nam liệt truyện” cho biết còn là người “biết giữ pháp độ cẩn thận, không đem công nghiệp tự khoe, cho nên tuy xuất thân là hàng tướng mà trước sau được vua yêu mến, ít người theo kịp”. Vốn là kẻ tài giỏi, có công to với vương triều, lại là kẻ võ biền, nhưng tướng họ Nguyễn lại có cái đức tốt của kẻ làm quan với dân, của kẻ làm tôi với vua, đáng quý lắm thay.

Theo về chúa Nguyễn

Thời Nguyễn Văn Trương sống, đất nước loạn lạc, Đàng Ngoài thì thế lực vua Lê – chúa Trịnh ngày một yếu, mà đất Đàng Trong thì thế lực chúa Nguyễn đã tàn kiệt, nhà Tây Sơn nổi dậy đến mức làm cho chúa Nguyễn phải bôn ba. Tham gia vào vận nước, ban đầu Trương theo nhà Tây Sơn, làm chức Chưởng cơ. Ấy rồi về sau viên tướng này lại theo về với Nguyễn Ánh, hẳn bởi lý do được “Liệt truyện” đề cập tới dưới đây.

Nhằm trận giao tranh giữa Tây Sơn và quân chúa Nguyễn ở đất Long Xuyên, trận ấy Nguyễn Văn Trương tham dự. Quân chúa Nguyễn bị thất trận, Nguyễn Ánh phải chạy đến Trà Sơn, “Trương đem quân đuổi theo, gần kịp, bỗng thấy cây to trong rừng không có gió mà tự nhổ lên, đường bị lấp, Trương lấy làm lạ, biết là có mệnh trời, mới dẫn quân đi, từ đấy quyết chí theo về”.

Về phần chúa Nguyễn Ánh, sau dạo cùng quân Xiêm thua Tây Sơn ở Rạch Gầm – Xoài Mút, chúa Nguyễn Ánh phải sang Xiêm tị nạn và hồi phục lực lượng. Đến năm Đinh Mùi (1787), Nguyễn Ánh về Hà Tiên rồi đóng nơi đất Long Xuyên. Lúc này, như ghi chép trong “Việt Nam sử lược”, Nguyễn Văn Trương đã đem theo 300 quân, 15 chiếc thuyền theo về với chúa Nguyễn.

Từ đây, ông góp công lớn vào công cuộc tạo lập vương triều mới của Nguyễn Ánh Gia Long, trước nhất là trong chiến cuộc với nhà Tây Sơn, mà như “Gia Định xưa và nay” có ghi lại vị trí của ông “Đảm nhận trọng trách điều khiển đoàn quân Tiền phong Thủy quân lục chiến, ông tỏ ra xứng đáng với lòng tin tưởng của Nguyễn Vương”.

Dùng thủy binh tài tình

Nói về tài dùng thủy binh khi đối chiến của Nguyễn Văn Trương, “Đại Nam liệt truyện” có ghi “Trương – tài về thủy chiến, đến đâu là giặc phải chạy ngay, từng bảo nhau rằng: Bộ chiến thì tiên phong chậm, thủy chiến thì trung quân hăng hái, là nói Nguyễn Văn Thành mưu trí nhưng chậm, Trương hăng hái mà nhanh”. Cái tài thủy chiến ấy của viên tướng họ Nguyễn, được thể hiện rành rành qua những trận giao tranh ác liệt giữa thủy binh chúa Nguyễn với quân Tây Sơn mà ở đây, thiết nghĩ cần dẫn qua vài trận để thấy được cái tài thủy chiến của ông.

Dạo quân chúa Nguyễn đánh Qui Nhơn lần thứ nhất, tài năng của Nguyễn Văn Trương thể hiện rõ. Tháng 3 năm Nhâm Tý (1792) ông cùng Nguyễn Văn Thành, Dayot, Vannier (Nguyễn Văn Chấn) giong chiến thuyền từ cửa Cần Giờ ra cửa Thị Nại đốt phá thủy trại của quân Tây Sơn rồi rút về. Tiếp sang tháng 3 năm Quý Sửu (1793), bộ binh dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Hội, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành tiến đánh Phan Rí. Thủy binh thì do chúa Nguyễn cùng Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh đánh mặt biển. Nếu như bộ binh chỉ lấy được phủ Bình Thuận, thì thủy binh đánh đâu thắng đấy. Lại như năm Ất Mão (1795) Diên Khánh bị bao vậy, chúa Nguyễn đem thủy binh giải nguy, Trương quản lĩnh quân ba doanh trung, tiền, hậu thủy giải vây được cho thành Diên Khánh…

bai 4 nguyen van truong danh tuong thuy chien cua nhom gia dinh ngu ho tuong

Đa Sách thuyền được khắc trên Cửu đỉnh Huế

Chiến công hiển hách được xem là để đời và ghi dấu ấn của Nguyễn Văn Trương hẳn là đầu năm Tân Dậu (1801) khi quân chúa Nguyễn đánh Thị Nại. Sự kiện ấy được ghi chép đủ đầy trong sử nhà Nguyễn như “Đại Nam thực lục”, “Liệt truyện”… Sách sử hoặc những sách liên quan đến ông đa phần đều có ghi lại. Theo đó năm ấy đại binh chúa Nguyễn đánh Thị Nại, Nguyễn Văn Trương biết được khẩu hiệu của quân Tây Sơn nên nhằm canh ba cho thuyền nhỏ lẻn vào Tiêu Ki, vượt qua thuyền lớn của Tây Sơn rồi chém được đô đốc Trà, đốt thuyền Tây Sơn. Sau Lê Văn Duyệt đem quân tiếp ứng làm cho quân đối phương tan vỡ… Khi quân chúa Nguyễn trên đà thắng Tây Sơn kéo ra Bắc Hà năm Nhâm Tuất (1802), “Việt Nam sử lược” cho hay Nguyễn Văn Trương là người lĩnh thủy binh, còn Lê Văn Duyệt cùng Lê Chất lĩnh bộ binh Bắc tiến.

Diệt được thế lực nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, lập nên nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Trương lại tiếp tục góp sức trong buổi ban sơ triều đại. Nhưng một năm sau, ông xin trí sĩ, vua không thuận cho, hẳn vẫn thấy được sự đóng góp của họ Nguyễn với vương triều. Có lúc, ông được vua giao quyền lĩnh Bắc thành khi Tổng trấn Nguyễn Văn Thành đi kinh lược các trấn. Nơi sách “Gia Định xưa và nay” chép ông làm Tổng trấn Gia Định thành năm Ất Sửu (1805) thay Nguyễn Văn Nhơn trong hai năm. Dẫu quyền cao chức trọng là thế, nhưng như “Liệt truyện” cho hay, ông tỏ ra là người giữ lễ nên mới có lời tỏ bày với vua “thần lạm được giao phó cho một trấn, cho được tùy tiện làm việc, nhưng nghĩ sinh sát là quyền quan trọng không dám tự làm một mình, xin phàm việc án hơi quan trọng, châm chước nghĩ xét, tâu lên đợi chỉ thi hành”. Rõ là ông tỏ ra là vị quan đức độ khi chăm dân, vì thế mà vua thuận cho theo lời tâu.

Năm Canh Ngọ (1810), vị danh tướng xông pha trận mạc thuở xưa tạ thế. Ghi nhận công lao với triều đại của ông, “Đại Nam nhất thống chí” phần Quảng Nam tỉnh, mục Nhân vật cho biết, ông được truy tặng chức Thái bảo, thờ trong Thế miếu./.

Trần Đình Ba

Mời bạn đón đọc bài cuối: Nguyễn Văn Nhơn hai lần lĩnh ấn Tổng trấn

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Vẻ đẹp của điệu nhảy Yosakoi trong lễ hội văn hóa Việt - Nhật 2024

Vẻ đẹp của điệu nhảy Yosakoi trong lễ hội văn hóa Việt - Nhật 2024

19 đội Yosakoi mạnh của Việt Nam và 5 đội Yosakoi từ Nhật Bản đã cùng trình diễn tại lễ hội văn hóa Việt - Nhật và liên hoan Yosakoi Việt Nam 2024.
Jung Il Woo (Hàn Quốc): Đến Việt Nam là một trong những chuyến đi hạnh phúc nhất

Jung Il Woo (Hàn Quốc): Đến Việt Nam là một trong những chuyến đi hạnh phúc nhất

Đây là chia sẻ của nam diễn viên Hàn Quốc Jung Il Woo sau 10 ngày trải nghiệm văn hóa Việt Nam, trước khi lên đường về nước vào sáng 13/04/2024.
Gần 900 vũ công Việt Nam - Nhật Bản biểu diễn vũ điệu Yosakoi truyền thống

Gần 900 vũ công Việt Nam - Nhật Bản biểu diễn vũ điệu Yosakoi truyền thống

Ngày 13/4 tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ Khai mạc Liên hoan Yosakoi Việt Nam lần thứ II và Lễ hội Văn hoá Việt - Nhật 2024. Tại đây, 24 đội Yosakoi với gần 900 vũ công đã tham gia biểu diễn nhằm mang vũ điệu truyền thống và rực rỡ sắc màu của Nhật Bản đến gần hơn với công chúng Việt Nam.
Giới thiệu về đất nước, con người ASEAN qua Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa

Giới thiệu về đất nước, con người ASEAN qua Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ đã giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN 2024, với mong muốn tạo dựng một sân chơi trong xu thế hội nhập quốc tế, giúp các nghệ sỹ trong nước và công chúng yêu nghệ thuật tiếp cận với thế giới và khu vực.

Đọc nhiều

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Children of Vietnam cam kết hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị hơn 19 tỉ đồng

Mới đây, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Children of Vietnam ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa giai đoạn 2024-2028 với 5 chương trình chính ...
Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 và hàm ý đối với đối ngoại nhân dân

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tọa đàm “Tình hình cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2024”.
Giao ban trực tuyến giữa Liên hiệp hữu nghị trung ương với Liên hiệp hữu nghị địa phương: Sôi động, thiết thực, hiệu quả

Giao ban trực tuyến giữa Liên hiệp hữu nghị trung ương với Liên hiệp hữu nghị địa phương: Sôi động, thiết thực, hiệu quả

Đây là lần đầu tiên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức hội nghị giao ban với 52 tổ chức thành viên là Liên hiệp hữu nghị các địa phương theo ...
Minh chứng lịch sử về quan hệ song phương thân thiết Việt Nam - Cuba

Minh chứng lịch sử về quan hệ song phương thân thiết Việt Nam - Cuba

Ngày 19/4, tại Hà Nội, ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt ...
Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào

Vừa qua, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức triển lãm giới thiệu 100 bức ảnh nghệ thuật về đề tài biển đảo với tên gọi “Tổ quốc bên bờ sóng”.
Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Tuyên truyền biển, đảo năm tới người dân thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà

Sáng 16/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Thị ủy Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo cho hơn 500 đồng chí là cán bộ chủ chốt Thị ủy, các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã qua các thời kỳ và cán bộ các xã, phường.
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
vung 3 hai quan thuc hien cuu nan tau ca tai quang ngai
Xin chờ trong giây lát...
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Đối ngoại nhân dân: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế
Clip học sinh Vương quốc Anh học chúc Tết Việt
Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 39 độ C

Trong ngày cuối tuần, cả nước xảy ra nắng nóng trong đó các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa-Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt.
Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Thời tiết giỗ tổ Hùng Vương 18/4: nắng nóng gay gắt trên diện rộng

Hầu hết các khu vực trên cả nước đón ngày nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch - 18/4 dương lịch) trong thời tiết nắng nóng, nhiều nơi xuất hiện nắng nóng gay gắt. Thời điểm chiều tối và đêm khả năng mưa rào và dông vài nơi
Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Kazakhstan dành 3 học bổng du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Kazakhstan diện Hiệp định năm 2024. Theo đó, Chính phủ Kazakhstan cấp 3 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại quốc gia này theo trình độ đại học.
Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Thông tin về học bổng Ấn Độ, cơ hội việc làm đến sinh viên Việt Nam

Chương trình học bổng của chính phủ Ấn Độ; cơ hội việc làm; những lưu ý khi du học Ấn Độ... là những thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Tăng cường giao lưu nhân dân-kết nối giáo dục, đào tạo Việt Nam-Ấn Độ” diễn ra vào ngày 10/4 tại Hà Nội.
Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế

Việc thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục.
OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

OS phẫu thuật nhân đạo cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Hà Nội tháng 3

Với mong muốn đem lại nhiều nụ cười mới cho trẻ em trên toàn quốc, từ ngày 11-15/3/2024, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, số 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Operation Smile Việt Nam (OS) sẽ tổ chức chương trình Phẫu thuật nhân đạo dành cho các bệnh nhân mang dị tật khe hở môi, hàm ếch.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động